Luật Đường bộ mới nhất hiện nay là Luật nào? Luật này quy định những gì? Đường bộ theo cấp quản lý bao gồm những đường nào?
Luật Đường bộ mới nhất hiện nay là Luật nào? Luật này quy định những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 85 Luật Đường bộ 2024 như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Điểm a và điểm b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50, khoản 1 Điều 84 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.
3. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 và Luật số 44/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 86 của Luật này.
Như vậy, Luật Đường bộ mới nhất hiện nay là Luật Đường bộ 2024.
Theo quy định tại Điều 1 Luật Đường bộ 2024 thì Luật Đường bộ 2024 quy định về hoạt động đường bộ và quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.
Luật Đường bộ mới nhất hiện nay là Luật nào? Luật này quy định những gì? Đường bộ theo cấp quản lý bao gồm những đường nào? (Hình từ Internet)
Đường bộ theo cấp quản lý bao gồm những đường nào theo Luật Đường bộ mới?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Đường bộ 2024 thì đường bộ theo cấp quản lý bao gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn, đường đô thị, đường chuyên dùng, các đường này được xác định như sau:
- Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền các trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng, khu vực;
- Đường tỉnh là đường nằm trong địa bàn một tỉnh nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
- Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) và điểm dân cư nông thôn hoặc đường nối với xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
- Đường thôn là đường trong khu vực thôn, đường trục nối thôn với khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh khác trên địa bàn thôn;
- Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị, bao gồm: đường cao tốc đô thị, đường phố, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị;
- Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ giao thông cho một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân và đường nội bộ.
Ngoài đường tỉnh, quốc lộ đi qua đô thị loại đặc biệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn có trách nhiệm quản lý các loại đường nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 8 Luật Đường bộ 2024 như sau:
Phân loại đường bộ theo cấp quản lý
...
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các loại đường sau đây:
a) Quản lý đường tỉnh, quốc lộ đi qua đô thị loại đặc biệt; quốc lộ khi được phân cấp; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng tuyến tránh thay thế phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ không còn trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, trừ trường hợp quốc lộ có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm quốc phòng, an ninh; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được Thủ tướng Chính phủ giao trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, khả năng bố trí nguồn lực của địa phương; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã được điều chuyển tài sản về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Quy định việc quản lý đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn;
c) Quản lý đường gom, đường bên tách khỏi quốc lộ.
5. Người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng có trách nhiệm quản lý đường chuyên dùng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, ngoài đường tỉnh, quốc lộ đi qua đô thị loại đặc biệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn có trách nhiệm quản lý các loại đường sau:
- Đường quốc lộ khi được phân cấp; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng tuyến tránh thay thế phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ;
+ Tuyến, đoạn tuyến quốc lộ không còn trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, trừ trường hợp quốc lộ có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm quốc phòng, an ninh; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được Thủ tướng Chính phủ giao trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, khả năng bố trí nguồn lực của địa phương;
+ Tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã được điều chuyển tài sản về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
- Quy định việc quản lý đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn;
- Quản lý đường gom, đường bên tách khỏi quốc lộ.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/luat-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NDBT/luat-duong-bo-co-hieu-luc-1-1-2025.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý nghĩa ngày Valentine 14 2 là gì? Nguồn gốc ngày Valentine 14 2? Valentine bắt nguồn từ nước nào?
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia gồm những nội dung gì? Ai có thẩm quyền thẩm định báo cáo?
- Nghị định 180/2024/NĐ-CP giảm thuế GTGT 2025 PDF? Phụ lục giảm thuế GTGT 2025 từ 01/01/2025 đến hết 30/6/2025?
- Bao nhiêu tuổi được cấp giấy phép lái xe hạng C? Giấy phép lái xe hạng C được điều khiển xe gì?
- Mẫu Đề án nhân sự Bí thư, Phó bí thư Chi bộ nhiệm kỳ mới? Tải mẫu? Ai có trách nhiệm chuẩn bị đề án nhân sự?