Lựa chọn biện pháp khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào và xác định điểm tiềm ẩn tai nạn dựa trên các tiêu chí gì?
- Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- Lựa chọn biện pháp khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?
- Xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào?
- Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Theo Điều 12 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân
1. Căn cứ vào hồ sơ đã thực hiện ở Điều 10, Điều 11 của Thông tư này, tổ chức nghiên cứu hiện trường lần 2 để xác định nguyên nhân do tình trạng cầu đường, tình hình tổ chức giao thông, tầm nhìn, chiếu sáng ban đêm, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường; lưu ý về thời tiết hoặc tình hình điều khiển giao thông khi xảy ra tai nạn.
2. Việc thị sát và nghiên cứu hiện trường quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện khách quan (tại nhiều thời điểm và thời tiết trên nhiều đối tượng, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau).
Như vậy,
- Căn cứ vào hồ sơ đã thực hiện ở Điều 10, Điều 11 nêu trên, tổ chức nghiên cứu hiện trường lần 2 để xác định nguyên nhân do tình trạng cầu đường, tình hình tổ chức giao thông, tầm nhìn, chiếu sáng ban đêm, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường; lưu ý về thời tiết hoặc tình hình điều khiển giao thông khi xảy ra tai nạn.
- Việc thị sát và nghiên cứu hiện trường quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện khách quan (tại nhiều thời điểm và thời tiết trên nhiều đối tượng, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau).
Lựa chọn biện pháp khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 13 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Lựa chọn biện pháp khắc phục
Căn cứ vào các nguyên nhân đã xác định tại Điều 12 của Thông tư này, đề xuất biện pháp khắc phục theo nguyên tắc:
1. Phải giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông.
2. Không được phát sinh nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông.
3. Không gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.
Theo đó, căn cứ vào các nguyên nhân đã xác định tại Điều 12 nêu trên đề xuất biện pháp khắc phục theo nguyên tắc:
- Phải giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông.
- Không được phát sinh nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông.
- Không gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào?
Tại Điều 5 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông là hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng khu vực và tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng tổ chức giao thông và xung quanh vị trí có yếu tố gây mất an toàn giao thông;
2. Xảy ra 05 vụ va chạm trở lên hoặc có ít nhất 01 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương.
Theo đó, tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông là hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng khu vực và tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng tổ chức giao thông và xung quanh vị trí có yếu tố gây mất an toàn giao thông;
- Xảy ra 05 vụ va chạm trở lên hoặc có ít nhất 01 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương.
Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông gồm:
1. Hồ sơ các vụ va chạm giao thông được lưu giữ tại tổ chức quản lý đường bộ hoặc do cơ quan công an cung cấp.
2. Bảng thống kê va chạm, tai nạn giao thông có ghi lý trình, số vụ va chạm, tai nạn, thiệt hại; đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục.
3. Sơ đồ hiện trạng công trình đường bộ, tổ chức giao thông, ảnh chụp khu vực và các tài liệu liên quan.
Như vậy, hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ gồm:
- Hồ sơ các vụ va chạm giao thông được lưu giữ tại tổ chức quản lý đường bộ hoặc do cơ quan công an cung cấp.
- Bảng thống kê va chạm, tai nạn giao thông có ghi lý trình, số vụ va chạm, tai nạn, thiệt hại; đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục.
- Sơ đồ hiện trạng công trình đường bộ, tổ chức giao thông, ảnh chụp khu vực và các tài liệu liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?