Từ 1/1/2025, người bị tai nạn giao thông sẽ được hỗ trợ từ Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ?
Từ 1/1/2025, người bị tai nạn giao thông sẽ được hỗ trợ từ Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 85 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về những hoạt động chi từ Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ
...
3. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được chi cho các hoạt động sau đây:
a) Hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông đường bộ gây ra; tổ chức, cá nhân giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị tai nạn giao thông đường bộ đi cấp cứu;
Như vậy, từ 1/1/2025, người bị tai nạn giao thông sẽ được hỗ trợ từ Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
Ngoài ra, Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ còn hỗ trợ cho gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông đường bộ gây ra; tổ chức, cá nhân giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị tai nạn giao thông đường bộ đi cấp cứu.
Từ 1/1/2025, người bị tai nạn giao thông sẽ được hỗ trợ từ Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ? (Hình ảnh Internet)
Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được hình thành từ các nguồn tài chính nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 85 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ
...
2. Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
a) Hỗ trợ, viện trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài;
b) Từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ được hình thành các nguồn tài chính từ: hỗ trợ, viện trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài; từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về tai nạn giao thông hiện nay như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11) quy định tai nạn giao thông như sau:
- Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tai nạn giao thông gồm:
+ Va chạm giao thông;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Va chạm giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây thiệt hại đến sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới mức quy định của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng.
- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng
+Gây hậu quả ít nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31%;
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 11% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 21% đến dưới 41%;
++ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.
- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng
+ Gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:
++ Làm chết một người;
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
++ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng
+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:
++ Làm chết hai người;
++ Làm chết một người và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 4 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11);
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 4 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11);
++ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:
++ Làm chết ba người trở lên;
++ Làm chết hai người và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 4 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11);
++ Làm chết một người và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 5 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11);
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và gây thiệt hại về tài sản quy định tại điểm e khoản 5 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11);
++ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2025, trừ trường hợp sau:
- Khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
- Luật Giao thông đường bộ 2008 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo lãi lỗ P&L là gì? Mẫu Báo cáo P&L mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo P&L? P&L là viết tắt của từ gì?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
- Cổ đông phổ thông là gì? Cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần có được nhận cổ tức hay không?
- 07 thông tin được cung cấp trên Zalo BHXH Việt Nam? Quy trình biên tập, đăng tải thông tin trên Zalo BHXH Việt Nam ra sao?
- Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước gồm các khoản thu nào theo quy định?