Lũ ống là gì? Lũ ống có phải là thiên tai không và việc phòng, chống lũ ống phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Lũ ống là gì? Lũ ống có phải là thiên tai không?
Hiện nay Luật Phòng, chống thiên tai 2013 cũng như pháp luật liên quan chưa có quy định thế nào là "lũ ống".
Tuy nhiên, lũ ống có thể hiểu là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, lũ ống thường xảy ra ở các khu vực đồi núi, nơi có địa hình dốc, khe rãnh, suối, sông nhỏ chằng chịt. Khi có mưa lớn, nước mưa từ các khu vực cao chảy nhanh chóng, tập trung theo các khe, rãnh, suối, sông nhỏ, tạo thành những dòng lũ chảy với lưu lượng lớn, tốc độ cao, có thể cuốn trôi nhà cửa, tài sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
Theo Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2018 về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất do Thủ tướng Chính phủ ban hành có nêu:
"Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai bất thường, cực đoan, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất là những loại thiên tai đe dọa an toàn tính mạng, đời sống của người dân và sự phát triển bền vững đối với khu vực miền núi và trung du."
Như vậy, lũ ống được xem là một trong các loại thiên tai đe dọa an toàn tính mạng, đời sống của người dân.
Lũ ống là gì? Lũ ống có phải là thiên tai không và việc phòng, chống lũ ống phải đảm bảo nguyên tắc nào? (hình từ internet)
Ngân sách nhà nước sử dụng trong phòng, chống lũ ống được quy định thế nào?
Tại Điều 9 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định như sau:
Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai
1. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách hằng năm, dự phòng ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính.
2. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng cho xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp.
Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng theo quy định sau đây:
a) Hỗ trợ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
b) Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt;
c) Trường hợp dự phòng ngân sách địa phương đã sử dụng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ của địa phương và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai với mức độ nghiêm trọng, phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, ngân sách nhà nước sử dụng trong phòng, chống lũ ống được thực hiện như quy định trên.
Việc phòng chống lũ quyét phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Như đã phân tích ở trê, lũ ống là một trong các loại thiên tai nên sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên quan đến thiên tai.
Cụ thể, việc phòng chống lũ quyét phải đảm bảo nguyên tắc phòng chống thiên tai được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013:
Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai
1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
2. Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
3. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
5. Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
6. Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
7. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
Như vậy, trong việc phòng chống thiên tai nói chung và phòng chống lũ quét nói riêng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
- Phòng, chống lũ quyét là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
- Phòng, chống lũ quyét được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống lũ quyét trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
- Phòng, chống lũ quyét phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
- Phòng, chống lũ quyét phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong quản lý công tác văn thư, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm những trách nhiệm nào?
- Đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nào? Có được chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở không?
- Quyết định trưng dụng đất có được thể hiện dưới dạng lời nói hay không? Quyết định trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu nào?
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế chỉ được tiến hành khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật?
- Tải mẫu biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu chuẩn Thông tư 16? Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu là gì?