Loại tàu biển nào phải được lắp đặt thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa? Miễn trừ việc lắp đặt thiết bị này đối với loại tàu biển nào?
- Loại tàu biển nào phải được lắp đặt thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa?
- Miễn trừ việc lắp đặt thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền đối với loại tàu biển nào?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền được lắp đặt trên tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam do ai ban hành?
Loại tàu biển nào phải được lắp đặt thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 5 Điều 3 Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền Ban hành kèm theo Quyết định 62/2014/QĐ-TTg giải thích như sau:
Thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền (sau đây gọi tắt là thiết bị LRIT) là thiết bị được lắp đặt trên tàu thuyền dùng để phát thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền.
...
Trung tâm dữ liệu là một thành phần kỹ thuật được lắp đặt trên bờ của hệ thống LRIT, có chức năng xử lý, cung cấp, lưu trữ dữ liệu về thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền theo quy định của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (sau đây gọi tắt là Công ước SOLAS).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền Ban hành kèm theo Quyết định 62/2014/QĐ-TTg quy định về đối tượng lắp đặt thiết bị LRIT như sau:
Đối tượng lắp đặt thiết bị LRIT
1. Các loại tàu biển phải được lắp đặt thiết bị LRIT theo quy định của Công ước SOLAS, bao gồm:
a) Tàu chở khách, bao gồm cả tàu cao tốc chở khách, hoạt động trên tuyến quốc tế;
b) Tàu chở hàng, bao gồm cả tàu cao tốc chở hàng, có tổng dung tích từ 300 GT trở lên, hoạt động trên tuyến quốc tế;
c) Giàn khoan di động.
...
Thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyề, gọi tắt là thiết bị LRIT là thiết bị được lắp đặt trên tàu thuyền dùng để phát thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền.
Theo quy định trên, các loại tàu biển phải được lắp đặt thiết bị LRIT theo quy định của Công ước SOLAS, bao gồm:
- Tàu chở khách, bao gồm cả tàu cao tốc chở khách, hoạt động trên tuyến quốc tế;
- Tàu chở hàng, bao gồm cả tàu cao tốc chở hàng, có tổng dung tích từ 300 GT trở lên, hoạt động trên tuyến quốc tế;
- Giàn khoan di động.
Lắp đặt thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền (Hình từ Internet)
Miễn trừ việc lắp đặt thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền đối với loại tàu biển nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền Ban hành kèm theo Quyết định 62/2014/QĐ-TTg quy định về đối tượng lắp đặt thiết bị LRIT như sau:
Đối tượng lắp đặt thiết bị LRIT
...
2. Miễn trừ việc lắp đặt thiết bị LRIT đối với tàu biển chỉ hoạt động trong vùng biển A1 và đã được lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động AIS.
3. Các loại tàu thuyền không được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này có thể được lắp đặt thiết bị LRIT khi chủ tàu có yêu cầu.
Theo quy định trên, miễn trừ việc lắp đặt thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền đối với tàu biển chỉ hoạt động trong vùng biển A1 và đã được lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động AIS.
Các loại tàu thuyền không được quy định trên có thể được lắp đặt thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền khi chủ tàu có yêu cầu.
Vùng biển A1 theo khoản 7 Điều 3 Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền Ban hành kèm theo Quyết định 62/2014/QĐ-TTg giải thích là vùng biển trong phạm vi vùng phủ sóng vô tuyến điện thoại của ít nhất một Đài thông tin duyên hải VHF mà trong đó tàu thuyền có khả năng báo động cấp cứu liên tục bằng gọi chọn số (vùng biển này có bán kính cách Đài thông tin duyên hải khoảng 30 hải lý).
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền được lắp đặt trên tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam do ai ban hành?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền Ban hành kèm theo Quyết định 62/2014/QĐ-TTg quy định về Yêu cầu đối với hệ thống LRIT và thiết bị LRIT như sau:
Yêu cầu đối với hệ thống LRIT và thiết bị LRIT
1. Hệ thống LRIT phải bảo đảm phù hợp với các yêu cầu của Công ước SOLAS, quy định của Tổ chức Vệ tinh Di động Quốc tế và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị LRIT được lắp đặt trên tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.
3. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn trình tự, thủ tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đối với thiết bị LRIT được lắp đặt trên tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị LRIT được lắp đặt trên tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?