Mục đích sử dụng thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền là gì? Chế độ hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động trên tàu thuyền là bao lâu?

Xin chào, cho hỏi mục đích sử dụng thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền là gì? Chế độ hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động trên tàu thuyền là bao lâu? - Câu hỏi của anh Hoàng Phương (TP. HCM)

Mục đích sử dụng thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền là gì?

thiet-bi-nhan-dang-tu-dong-cua-tau-thuyen

Mục đích sử dụng thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền là gì? (Hình từ Internet)

Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Thông tin AIS là thông tin được xử lý và cung cấp bởi trung tâm dữ liệu AIS bao gồm các thông tin cơ bản: Mã nhận dạng của tàu thuyền, tên tàu thuyền, số IMO (nếu có), hô hiệu (nếu có), kiểu tàu thuyền, kích thước tàu thuyền (chiều dài, chiều rộng), vị trí, tốc độ và hướng đi của tàu thuyền.

Theo Điều 7 Thông tư 17/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Quản lý việc cung cấp, sử dụng thông tin AIS
1. Thông tin AIS được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu. Việc sử dụng thông tin AIS phải bảo đảm đúng Mục đích theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
2. Thông tin AIS được cung cấp dưới dạng cấp tài Khoản truy cập cơ sở dữ liệu; hoặc cung cấp trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của đơn vị thực hiện cung cấp thông tin; hoặc cấp dữ liệu theo từng vụ việc cụ thể cho tổ chức, cá nhân khai thác.
3. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam, Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện cung cấp thông tin AIS theo đúng quy định tại Thông tư này.

Dẫn chiếu theo Điều 4 Thông tư 17/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Nguyên tắc quản lý và khai thác thông tin AIS
1. Thông tin AIS được khai thác sử dụng cho Mục đích hỗ trợ công tác bảo đảm an toàn, an ninh, Điều tra tai nạn, tìm kiếm cứu nạn, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa; phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu thuyền và phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải và đường thủy nội địa.
2. Việc quản lý và khai thác thông tin AIS phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền được khai thác sử dụng cho Mục đích hỗ trợ công tác bảo đảm an toàn, an ninh, Điều tra tai nạn, tìm kiếm cứu nạn, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa; phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu thuyền và phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải và đường thủy nội địa.

Chế độ hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động trên tàu thuyền là bao lâu?

Theo Điều 5 Thông tư 17/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Quản lý việc lắp đặt và hoạt động của thiết bị AIS trên tàu thuyền
1. Thiết bị AIS được lắp đặt, cài đặt trên tàu thuyền phải có các thông tin tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 3 và phải tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về AIS.
2. Thiết bị AIS sau khi được lắp đặt, cài đặt và trong quá trình sử dụng trên tàu thuyền phải được kiểm tra bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định hiện hành.
3. Thiết bị AIS phải được duy trì hoạt động theo chế độ 24/7.
4. Thiết bị AIS phải được kiểm tra kỹ thuật, bảo dưỡng định kỳ theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

Theo đó, thiết bị nhận dạng tự động trên tàu thuyền phải được duy trì hoạt động theo chế độ 24/7.

Ngoài ra, khi lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động trên tàu thuyền phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Thiết bị AIS được lắp đặt, cài đặt trên tàu thuyền phải có các thông tin tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 3 và phải tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về AIS.

- Thiết bị AIS sau khi được lắp đặt, cài đặt và trong quá trình sử dụng trên tàu thuyền phải được kiểm tra bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

- Thiết bị AIS phải được kiểm tra kỹ thuật, bảo dưỡng định kỳ theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

Trung tâm dữ liệu của thiết bị nhận dạng tự động trên tàu thuyền phải đáp ứng yêu cầu gì?

Theo Điều 6 Thông tư 17/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Yêu cầu đối với trung tâm dữ liệu AIS và trạm bờ AIS
1. Trung tâm dữ liệu AIS:
a) Trung tâm dữ liệu AIS phải có chức năng tích hợp bản tin AIS gửi về từ các trạm bờ AIS để xử lý và lưu trữ; có giao diện truy cập phù hợp để khai thác thông tin AIS qua môi trường mạng internet; có khả năng kết xuất dữ liệu;
b) Trung tâm dữ liệu AIS phải có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 03 năm;
c) Trung tâm dữ liệu AIS phải được bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu.
2. Trạm bờ AIS:
a) Trạm bờ AIS phải có chức năng thu nhận trực tiếp bản tin AIS phát đi từ thiết bị AIS được lắp đặt trên tàu thuyền hoạt động trong vùng thu nhận bản tin AIS của trạm bờ AIS. Trạm bờ AIS có thể có thêm chức năng phát thông tin tới thiết bị AIS theo yêu cầu;
b) Các trạm bờ AIS phải được thiết lập thành hệ thống theo hướng bảo đảm phủ sóng toàn bộ vùng nước cảng biển, tuyến vận tải ven biển, tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và vùng nước cảng, bến thủy nội địa, đường thủy nội địa;
c) Các trạm bờ AIS phải kết nối với trung tâm dữ liệu AIS để chuyển bản tin AIS thu được từ thiết bị AIS được lắp đặt trên tàu thuyền về trung tâm dữ liệu AIS.

Theo đó, trung tâm dữ liệu AIS của thiết bị nhận dạng tự động trên tàu thuyền phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Trung tâm dữ liệu AIS phải có chức năng tích hợp bản tin AIS gửi về từ các trạm bờ AIS để xử lý và lưu trữ; có giao diện truy cập phù hợp để khai thác thông tin AIS qua môi trường mạng internet; có khả năng kết xuất dữ liệu;

- Trung tâm dữ liệu AIS phải có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian tối thiểu 03 năm;

- Trung tâm dữ liệu AIS phải được bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu.

Thiết bị nhận dạng tự động
Tàu thuyền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu công vụ là gì? Tàu công vụ khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải tuân theo chỉ dẫn nào?
Pháp luật
Quản lý và khai thác thông tin Hệ thống nhận dạng tự động của tàu thuyền được thực hiện dựa theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Việc truyền phát thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền được thực hiện như thế nào? Nội dung thông tin được truyền phát gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị cấp tài khoản truy cập thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền hiện nay?
Pháp luật
Loại tàu biển nào phải được lắp đặt thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa? Miễn trừ việc lắp đặt thiết bị này đối với loại tàu biển nào?
Pháp luật
Thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa của tàu thuyền có những loại nào? Khi khai thác, sử dụng thông tin này cần tuân theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố thì hoa tiêu hàng hải bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Hoa tiêu chỉ dẫn cho thuyền trưởng điều động tàu thuyền chạy ngược chiều thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Chỉ dẫn cho thuyền trưởng điều động tàu thuyền tránh vượt nhau tại khu vực cấm tránh vượt thì hoa tiêu bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được cấp Giấy phép xuống tàu? Giá trị sử dụng của Giấy phép xuống tàu được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị nhận dạng tự động
1,572 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị nhận dạng tự động Tàu thuyền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào