07 trường hợp không được bao thanh toán từ 01/7/2024 theo Thông tư 20/2024/TT-NHNN gồm những trường hợp nào?
07 trường hợp không được bao thanh toán từ 01/7/2027 theo Thông tư 20/2024/TT-NHNN gồm những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 20/2024/TT-NHNN quy định về trường hợp không được bao thanh toán bao gồm:
Đơn vị bao thanh toán không được bao thanh toán đối với khoản phải thu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bị pháp luật cấm.
(2) Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn còn lại của khoản phải thu từ 01 năm trở lên kể từ ngày nhận được đề nghị bao thanh toán.
(3) Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
(4) Phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
(5) Đã được bao thanh toán hoặc đã được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ khác (trừ trường hợp số tiền bao thanh toán không vượt quá giá trị của khoản phải thu sau khi trừ đi phần giá trị đã được bao thanh toán và đã được sử dụng để đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ khác).
(6) Đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
(7) Đang có tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
07 trường hợp không được bao thanh toán từ 01/7/2024 theo Thông tư 20/2024/TT-NHNN gồm những trường hợp nào? (Hình ảnh Internet)
Bao thanh toán thực hiện theo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 20/2024/TT-NHNN quy định về nguyên tắc thực hiện bao thanh toán như sau:
- Đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán trên cơ sở tuân thủ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan và Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cấp.
- Đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán bằng ngoại tệ trong phạm vi hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước, trên thị trường quốc tế theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Đơn vị bao thanh toán tuân thủ các quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Việc bao thanh toán hợp vốn thực hiện theo quy định tại Thông tư 20/2024/TT-NHNN, quy định của Ngân hàng Nhà nước về cấp tín dụng hợp vốn đối với khách hàng, quy định hiện hành về vay, trả nợ nước ngoài và quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp bao thanh toán hợp vốn có bên hợp vốn là tổ chức tín dụng nước ngoài và khách hàng là người cư trú, đơn vị bao thanh toán Việt Nam chỉ tham gia khi khách hàng đáp ứng quy định về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
- Việc bao thanh toán quốc tế thực hiện theo quy định tại Thông tư 20/2024/TT-NHNN. Trong trường hợp phát sinh việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài trong bao thanh toán quốc tế, đơn vị bao thanh toán tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện bao thanh toán đối với bên mua hàng hoặc bên bán hàng là người không cư trú đáp ứng quy định tại điểm c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 20/2024/TT-NHNN.
Quy định lãi suất và phí bao thanh toán ra sao?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 20/2024/TT-NHNN quy định về lãi suất và phí bao thanh toán như sau:
- Lãi suất và phí bao thanh toán do đơn vị bao thanh toán và bên mua hàng hoặc bên bán hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp thực hiện bao thanh toán hợp vốn, các bên tham gia bao thanh toán hợp vốn thỏa thuận mức phí bao thanh toán cho mỗi bên hợp vốn phù hợp với quy định của pháp luật.
- Khi đến hạn mà nợ bao thanh toán không được trả hoặc trả không đầy đủ theo thỏa thuận thì bên mua hàng hoặc bên bán hàng phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên số tiền bao thanh toán chưa được hoàn trả theo lãi suất bao thanh toán đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn bao thanh toán mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp bên mua hàng hoặc bên bán hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do đơn vị bao thanh toán và bên mua hàng hoặc bên bán hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
+ Trường hợp số tiền bao thanh toán bị chuyển nợ quá hạn thì bên mua hàng hoặc bên bán hàng phải trả lãi trên số tiền bao thanh toán quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất bao thanh toán trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
- Trường hợp áp dụng lãi suất bao thanh toán điều chỉnh, đơn vị bao thanh toán và bên mua hàng hoặc bên bán hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất bao thanh toán.
Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất bao thanh toán khác nhau thì đơn vị bao thanh toán áp dụng mức lãi suất bao thanh toán thấp nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?
- Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế bị phạt bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu?
- Tiêu chuẩn của giáo viên dạy lý thuyết lái xe theo Nghị định 160/2024? Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe và thẩm quyền cấp được quy định ra sao?