Lô ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ sử dụng khí tự nhiên phải được ghi nhãn như thế nào?

Cho tôi hỏi lô ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ sử dụng khí tự nhiên phải được ghi nhãn như thế nào? Bề mặt trong và lớp vỏ ngoài của ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ phải đáp ứng yêu cầu gì? Câu hỏi của anh TTP từ Hòa Bình.

Bề mặt trong và lớp vỏ ngoài của ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ sử dụng khí tự nhiên phải đáp ứng yêu cầu gì?

Bề mặt trong và lớp vỏ ngoài của ống dẫn mềm được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8609:2010 về Phương tiện giao thông đường bộ - Ống dẫn mềm dùng cho phương tiện sử dụng khí tự nhiên và các hệ thống tiếp nhiên liệu như sau:

Yêu cầu chung
...
4.2. Kết cấu chung
...
4.2.2. Đường kính danh nghĩa của ống dẫn phải quy theo đường kính trong hoàn thiện ± 0,65 mm (0,025 inch) đối với kích thước không lớn hơn 20 mm (3/4 inch) và ± 1,25 mm (0,05 inch) đối với kích thước lớn hơn 20 mm (3/4 inch). Đầu ống dẫn hình côn có độ côn 30 mm/m (3/8 inch/ft) được đánh dấu để chỉ thị sai lệch 0,5 mm (1/64 inch) theo đường kính hoặc có thể sử dụng các phương tiện tương đương khác để đo đường kính trong.
4.2.3. Bề mặt trong của ống và lớp vỏ ngoài phải nhẵn, có chiều dầy đồng đều và không có các khuyết tật. Yêu cầu này không phải để loại trừ việc sử dụng vỏ ngoài được tạo nếp nhăn hoặc được đục lỗ.
4.2.4. Lớp vỏ ngoài phải có kết cấu để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa lưu chất thấm vào lớp trong, lớp bện hoặc ống. Các lớp trong, lớp bện hoặc ống phải chịu được tác động của lưu chất thông thường được xác định bằng phương pháp thử theo 5.20.
...

Như vậy, theo quy định, bề mặt trong và lớp vỏ ngoài của ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ sử dụng khí tự nhiên phải nhẵn, có chiều dầy đồng đều và không có các khuyết tật.

Lưu ý: Lớp vỏ ngoài phải có kết cấu để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa lưu chất thấm vào lớp trong, lớp bện hoặc ống.

Các lớp trong, lớp bện hoặc ống phải chịu được tác động của lưu chất thông thường.

Lô ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ sử dụng khí tự nhiên phải được ghi nhãn như thế nào?

Bề mặt trong và lớp vỏ ngoài của ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ sử dụng khí tự nhiên phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Phần hướng dẫn sử dụng ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ sử dụng khí tự nhiên phải bao gồm tối thiểu những thông tin nào?

Căn cứ tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8609:2010 về Phương tiện giao thông đường bộ - Ống dẫn mềm dùng cho phương tiện sử dụng khí tự nhiên và các hệ thống tiếp nhiên liệu quy định, phần hướng dẫn sử dụng ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ sử dụng khí tự nhiên bao gồm hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng.

Phần hướng dẫn phải bao gồm tối thiểu những thông tin sau:

- Không được có chỗ thắt nút hay bị vặn xoắn hay gập ống dẫn.

- Ống dẫn chỉ sử dụng riêng cho khí tự nhiên.

- Áp suất vận hành lớn nhất của ống được ghi trên ống không được vượt quá giá trị đã ghi.

- Phải tránh tiếp xúc với các vật lạ hay chất khác.

- Bán kính uốn nhỏ nhất cho ống dẫn quy định bởi nhà sản xuất.

- Ứng dụng cụ thể của ống dẫn (ví dụ: ống dẫn tới bộ phân phối, hệ thống ống dẫn nhiên liệu của xe);

- Với hệ thống ống dẫn nhiên liệu cho xe, ống dẫn có thể hoặc là dùng hoặc không trong các khoang động cơ.

- Nhà sản xuất phải cung cấp hướng dẫn lắp đặt thích hợp cùng với ghi chú cảnh báo cho thử sự lọt khí.

- Cụm ống dẫn tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8609:2010.

- Cụm ống dẫn phải được kiểm tra phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các hướng dẫn của nhà sản xuất phải gồm những phần sau:

+ Sự lọt khí.

+ Các chỗ mềm, chỗ phình ra hay phồng rộp trên ống dẫn.

+ Sự mài mòn quá mức để lộ ra lớp gia cường của ống dẫn.

+ Các vết nứt hoặc rạn trên ống dẫn làm lộ ra hoặc làm hư hỏng lớp gia cường.

+ Dấu hiệu sự dịch chuyển hoặc trượt của chi tiết nối đối với ống mềm.

Lô ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ sử dụng khí tự nhiên phải được ghi nhãn như thế nào?

Việc ghi nhãn lô ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8609:2010 về Phương tiện giao thông đường bộ - Ống dẫn mềm dùng cho phương tiện sử dụng khí tự nhiên và các hệ thống tiếp nhiên liệu như sau:

Ghi nhãn
7.1. Lô ống dẫn phải được ghi nhãn như quy định dưới đây. Các nhãn này phải được in bền lâu trên bề mặt ngoài của ống dẫn, trong khoảng cách không vượt quá 610 mm (24 inch).
a. Tên nhà sản xuất ống dẫn.
b. Áp suất làm việc lớn nhất.
c. Đường kính trong danh nghĩa của ống dẫn.
d. Ký hiệu đặc biệt để phân biệt sản phẩm.
e. Thời điểm và nơi ghi nhãn, tối thiểu là tháng năm và địa điểm sản xuất ống.
f. Khoảng nhiệt độ khai thác ống.
7.2. Mỗi cụm ống dẫn phải được gắn kèm các nhãn thích hợp như quy định dưới đây. Các nhãn này phải bền lâu, cả trên đai kim loại cố định hoặc trên phần lắp ráp cố định, không gắn trên dụng cụ.
a. Tên của nhà lắp ráp, tên thương mại hay ký hiệu nếu khác với hãng sản xuất ống dẫn.
b. Ký hiệu đặc biệt để phân biệt sản phẩm.
...

Như vậy, theo quy định, lô ống dẫn mềm dùng cho phương tiện giao thông đường bộ sử dụng khí tự nhiên phải được ghi nhãn như sau:

- Tên nhà sản xuất ống dẫn.

- Áp suất làm việc lớn nhất.

- Đường kính trong danh nghĩa của ống dẫn.

- Ký hiệu đặc biệt để phân biệt sản phẩm.

- Thời điểm và nơi ghi nhãn, tối thiểu là tháng năm và địa điểm sản xuất ống.

- Khoảng nhiệt độ khai thác ống.

Lưu ý: Các nhãn này phải được in bền lâu trên bề mặt ngoài của ống dẫn, trong khoảng cách không vượt quá 610 mm (24 inch).

Phương tiện giao thông đường bộ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà là gì? Quy định về trang bị Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà?
Pháp luật
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? BCMS có những lợi ích gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN310:2010 về Thép và gang sử dụng phương pháp phân tích hóa học để xác định hàm lượng asen thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10758-2:2016 hướng dẫn chọn chiến lược lấy mẫu, khái quát quá trình lấy mẫu đo hoạt độ phóng xạ ra sao?
Pháp luật
Hệ thống chữa cháy bằng bột là gì? Trong các khu vực được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng bột phải trang bị những gì?
Pháp luật
Dứa quả tươi phải đáp ứng các yêu cầu nào về độ chín? Sai số cho phép về chất lượng trong mỗi lô dứa quả tươi hạng đặc biệt là mấy %?
Pháp luật
Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là gì? Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2023 (ISO/IEC 17030:2021) yêu cầu gì về dấu phù hợp của bên thứ ba?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-1 : 2007 quy định về kích thước bên trong cabin của thang máy loại I, loại II, loại III như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7507:2016 quy định kiểm tra bằng mắt thường mối hàn nóng chảy ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện giao thông đường bộ
275 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện giao thông đường bộ Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào