Lô hàng thủy sản xuất khẩu được hướng dẫn ghi số chứng thư và thông báo không đạt như thế nào?
Chứng thư đối với lô hàng sản phẩm thủy sản xuất khẩu được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 25 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Chứng thư đối với lô hàng sản phẩm thủy sản xuất khẩu được quy định như sau:
- Lô hàng xuất khẩu được cấp chứng thư theo mẫu của thị trường nhập khẩu tương ứng và chứng thư theo mẫu của quốc gia lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất (nếu có yêu cầu) có nội dung phù hợp, thống nhất với chứng thư của thị trường nhập khẩu;
- Chứng thư chỉ có giá trị đối với lô hàng được vận chuyển, bảo quản trong điều kiện không làm thay đổi nội dung đã được chứng nhận an toàn thực phẩm;
- Chứng thư có nội dung, hình thức phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu tương ứng và được đánh số theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Như vậy, việc cấp chứng thư đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu được thực hiện theo những nội dung nêu trên.
Lô hàng thủy sản xuất khẩu được hướng dẫn ghi số chứng thư và thông báo không đạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng thư? Mã số của các cơ quan cấp chứng thư là bao nhiêu?
Căn cứ quy định về chứng nhận đối với lô hàng xuất khẩu tại Điều 23 Thông tư 48/2013/TT-BNPTNT được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Hình thức chứng nhận đối với lô hàng xuất khẩu
1. Đối với lô hàng xuất khẩu được sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên:
a) Cơ quan thẩm định cấp Chứng thư dựa trên kết quả lấy mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy ATTP theo thủ tục nêu tại Mục 2 Chương này.
b) Trường hợp Cơ sở đề nghị thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm từng lô hàng xuất khẩu, Cơ quan thẩm định thực hiện theo thủ tục nêu tại Mục 3 Chương này.
2. Đối với lô hàng xuất khẩu được sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên: Cơ quan thẩm định cấp Chứng thư dựa trên kết quả thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm từng lô hàng xuất khẩu theo thủ tục nêu tại Mục 3 Chương này.
Dựa vào quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền cấp chứng thư là cơ quan thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
Dẫn chiếu đến quy định về cơ quan thẩm định tại Điều 5 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng thư đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu bao gồm:
- Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
- Cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Về mã số của các cơ quan cấp chứng thư: Căn cứ theo nội dung tại Bảng 2 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, mã số của các cơ quan được xác định như sau:
STT | Tên Cơ quan | Mã số |
1 | Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 | YA |
2 | Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2 | YB |
3 | Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 | YC |
4 | Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4 | YD |
5 | Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 5 | YE |
6 | Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 | YK |
Việc ghi số chứng thư và thông báo không đạt đối với lô hàng sản phẩm thủy sản xuất khẩu được hướng dẫn ra sao?
Việc ghi số chứng thư và thông báo không đạt đối với lô hàng sản phẩm thủy sản xuất khẩu được hướng dẫn tại Bảng 1 Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể như sau:
(1) Ký hiệu Số Giấy chứng nhận, chứng thư, thông báo không đạt: XX0000/00/YY/MM
(2) Cách ghi:
Mỗi số sẽ bao gồm 5 - 6 nhóm chữ và số viết liền nhau:
- Nhóm thứ nhất gồm 02 chữ cái là mã số của Cơ quan thẩm định được quy định theo bảng 2;
- Nhóm thứ hai gồm 04 hoặc 05 chữ số là số thứ tự của giấy do Cơ quan thẩm định đó cấp trong năm, được viết liến ngay sau nhóm đầu tiên; Trường hợp, lô hàng có yêu cầu cấp từ 02 chứng thư trở lên, sử dụng ký hiệu: A, B, C, D để liên kết quản lý.
- Nhóm thứ ba gồm 02 chữ số sau dấu gạch chéo là năm cấp giấy;
- Nhóm thứ tư gồm 02 chữ cái sau dấu gạch chéo là ký hiệu của loại giấy:
+ Chứng thư: CH
+ Không đạt chất lượng: KĐ
- Nhóm thứ 5 gồm 02 chữ cái sau dấu gạch chéo là ký hiệu sử dụng trong các trường hợp sau:
+ CT: được sử dụng trong trường hợp cấp chuyển tiếp Chứng thư
+ QC: lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu vào lãnh thổ của một quốc gia có yêu cầu cấp chứng thư theo mẫu, Cơ quan thẩm định có thể lấy cùng số chứng thư cấp cho quốc gia là điểm đến cuối cùng của lô hàng.
Như vậy, việc ghi số chứng thư và thông báo không đạt đối với lô hàng sản phẩm thủy sản xuất khẩu được thực hiện theo những nội dung trên.
Xem chi tiết tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT. Tải Phụ lục X Tại đây.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?