Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là gì?
- Trưởng đoàn thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là ai?
- Trưởng đoàn thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu có những nhiệm vụ gì?
- Quyền hạn của Trưởng đoàn thẩm định tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản xuất khẩu ra sao?
- Có bắt buộc Trưởng đoàn thẩm định phải ký vào biên bản thẩm định không?
Trưởng đoàn thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu là ai?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, trưởng đoàn thẩm định an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu là người đáp ứng các điều kiện sau:
- Trung thực, khách quan, không có quan hệ về lợi ích kinh tế với tổ chức, cá nhân xuất khẩu lô hàng (sau đây gọi tắt là Chủ hàng) hoặc chủ Cơ sở được thẩm định;
- Đã tham gia khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định hoặc khóa đào tạo thẩm định;
- Đủ sức khỏe để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Phải có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực, được Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản giao nhiệm vụ trưởng đoàn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đoàn thẩm định ATTP thủy sản xuất khẩu là gì? Trưởng đoàn thẩm định có bắt buộc ký tên vào biên bản thẩm định không? (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thẩm định an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu có những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 40 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, khi thực hiện nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn thẩm định có các trách nhiệm như một kiểm tra viên và các trách nhiệm khác.
Cụ thể như sau:
- Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định.
- Xử lý các ý kiến, kết quả thẩm định của các thành viên trong đoàn thẩm định và đưa ra kết luận cuối cùng tại biên bản thẩm định;
- Rà soát, ký biên bản thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả đã được đoàn thẩm định thực hiện.
- Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp, căn cứ thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với Cơ sở theo quy định tại Thông tư này;
- Bảo mật các thông tin liên quan đến sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đảm bảo tính chính xác, công khai, minh bạch, trung thực, khách quan và không phân biệt đối xử khi thực hiện nhiệm vụ;
- Không yêu cầu các nội dung ngoài quy định gây sách nhiễu, phiền hà cho Cơ sở;
- Chấp hành sự phân công của thủ trưởng Cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định trước thủ trưởng Cơ quan thẩm định và trước pháp luật.
Quyền hạn của Trưởng đoàn thẩm định tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản xuất khẩu ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 40 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Trưởng đoàn thẩm định
…
2. Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn thẩm định có các quyền hạn như một kiểm tra viên nêu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các quyền hạn khác như sau:
a) Đề xuất với thủ trưởng Cơ quan thẩm định ban hành quyết định điều chỉnh thành viên đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định;
b) Đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn thẩm định về kết quả thẩm định
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 39 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, khi thực hiện thẩm định an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản xuất khẩu, Trưởng đoàn thẩm định sẽ có các quyền hạn sau:
- Yêu cầu Cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu, mẫu vật (nếu có) phục vụ cho công tác thẩm định;
- Ra vào nơi sản xuất, bảo quản, kho hàng; xem xét hồ sơ, lấy mẫu, chụp ảnh, sao chép, ghi chép các thông tin cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ thẩm định;
- Lập biên bản, đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp Cơ sở, vi phạm các quy định có liên quan đến bảo đảm an toàn thực phẩm;
- Bảo lưu ý kiến cá nhân và báo cáo với thủ trưởng Cơ quan thẩm định trong trường hợp chưa nhất trí với ý kiến của thành viên đoàn thanh tra;
- Đề xuất với thủ trưởng Cơ quan thẩm định ban hành quyết định điều chỉnh thành viên đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định;
- Đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn thẩm định về kết quả thẩm định.
Có bắt buộc Trưởng đoàn thẩm định phải ký vào biên bản thẩm định không?
Tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 23 Điều 1 Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nội dung của biên bản thẩm định như sau:
Biên bản thẩm định
1. Nội dung của Biên bản thẩm định:
a) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành tại Thông tư này và được lập tại Cơ sở ngay sau khi kết thúc thẩm định;
b) Ghi rõ các hạng mục không bảo đảm ATTP và thời hạn yêu cầu Cơ sở hoàn thành các biện pháp khắc phục;
c) Ghi rõ kết luận chung và mức phân loại điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở;
d) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở về kết quả thẩm định, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);
đ) Có chữ ký của trưởng đoàn thẩm định, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở; đóng dấu giáp lai Biên bản thẩm định (hoặc ký từng trang trong trường hợp không có con dấu tại Cơ sở);
e) Được lập thành 02 (hai) bản: 01 (một) bản lưu tại Cơ quan thẩm định 01 (một) bản lưu tại Cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.
Theo đó, chữ ký của trường đoàn kiểm tra là một trong những nội dung cần có tại biên bản thẩm định. Do vậy, việc trưởng đoàn kiểm tra ký tên vào biên bản thẩm định là việc bắt buộc.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?