Lô dầu khí trong dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được hiểu như thế nào do ai chịu trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng danh mục?
- Lô dầu khí trong dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được hiểu như thế nào do ai chịu trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng danh mục?
- Việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt danh mục các lô dầu khí bằng cách thông qua lấy ý kiến bằng văn bản được thực hiện như thế nào?
- Việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt danh mục các lô dầu khí bằng cách thông qua Hội đồng thẩm định được thực hiện như thế nào?
Lô dầu khí trong dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được hiểu như thế nào do ai chịu trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng danh mục?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định lô dầu khí
1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nghiên cứu, xây dựng danh mục các lô dầu khí hoặc danh mục các lô dầu khí điều chỉnh hoặc lô dầu khí mới, báo cáo Bộ Công Thương để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quy trình thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt danh mục các lô dầu khí hoặc danh mục các lô dầu khí điều chỉnh hoặc lô dầu khí mới được thực hiện theo quy định tại Điều 81 Nghị định này.
2. Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương về tình hình hoàn trả diện tích của các Nhà thầu theo quy định của hợp đồng dầu khí và điều chỉnh diện tích thực tế của các lô dầu khí.
Theo đó lô dầu khí trong dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được hiểu như thế nào do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nghiên cứu, xây dựng danh mục, báo cáo Bộ Công Thương để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương về tình hình hoàn trả diện tích của các Nhà thầu theo quy định của hợp đồng dầu khí và điều chỉnh diện tích thực tế của các lô dầu khí.
Dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí (Hình từ Internet)
Việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt danh mục các lô dầu khí bằng cách thông qua lấy ý kiến bằng văn bản được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 81 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình thẩm định, trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
1. Hình thức thẩm định thông qua lấy ý kiến bằng văn bản
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến kèm theo hồ sơ của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Công Thương. Quá thời hạn trên, nếu cơ quan không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đã đồng ý với nội dung hồ sơ xin ý kiến.
c) Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
...
Như vậy, việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt danh mục các lô dầu khí bằng cách thông qua lấy ý kiến bằng văn bản được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến kèm theo hồ sơ của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Công Thương. Quá thời hạn trên, nếu cơ quan không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đã đồng ý với nội dung hồ sơ xin ý kiến.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt danh mục các lô dầu khí bằng cách thông qua Hội đồng thẩm định được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình thẩm định, trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
...
2. Hình thức thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định
a) Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Công Thương thành lập Hội đồng để thực hiện việc thẩm định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trong Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Lãnh đạo Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng và Lãnh đạo Bộ, ngành liên quan làm ủy viên.
c) Hội đồng được thành lập Tổ chuyên viên giúp việc. Cơ cấu, quyền hạn và nhiệm vụ, kinh phí hoạt động của Tổ chuyên viên do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
Theo đó, việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt danh mục các lô dầu khí bằng cách thông qua Hội đồng thẩm định được thực hiện như sau:
- Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Công Thương thành lập Hội đồng để thực hiện việc thẩm định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trong Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Lãnh đạo Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng và Lãnh đạo Bộ, ngành liên quan làm ủy viên.
- Hội đồng được thành lập Tổ chuyên viên giúp việc. Cơ cấu, quyền hạn và nhiệm vụ, kinh phí hoạt động của Tổ chuyên viên do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền thưởng tết 2025 của cán bộ công chức viên chức được quy định thế nào? Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 ra sao?
- Tết Âm lịch cách Tết Dương lịch bao nhiêu ngày? Số ngày nghỉ Tết Dương lịch của người lao động?
- Mẫu Biên bản họp xét chi thưởng theo Nghị định 73? Tải về file word Mẫu Biên bản họp xét chi thưởng theo Nghị định 73?
- Việc ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải đảm bảo điều gì?
- Mức tiền thưởng định kỳ 2025 theo Nghị Định 73 là bao nhiêu? Chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 ra sao?