Lịch uống vitamin A cho trẻ năm 2023? Triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ trên toàn quốc?
Lịch uống vitamin a cho trẻ năm 2023? Triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ trên toàn quốc?
Theo cổng thông tin Bộ y tế, lịch uống vitamin A cho trẻ năm 2023 sẽ bắt đầu vào ngày 1/6/2023
Đồng thời, Bộ Y tế sẽ tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 trong năm 2023 cho trẻ em bắt đầu từ 1/6. Chiến dịch sẽ được tổ chức trên toàn quốc.
Bộ Y tế đã có Công văn hướng dẫn các địa phương tổ chức chiến dịch cho trẻ uống viên nang vitamin A kết hợp với tẩy giun định kỳ đợt 1/2023.
Theo đó, trong chiến dịch lần này tại 22 tỉnh miền núi khó khăn, mỗi trẻ từ 6-59 tháng được uống 1 liều vitamin A, trẻ từ 24-59 tháng được tẩy giun định kỳ. Tại 41 tỉnh, thành phố còn lại, Bộ Y tế tổ chức cho trẻ em từ 6-35 tháng tuổi được uống 1 liều vitamin A. Nguồn thuốc sử dụng trong chiến dịch do Tổ chức vitamin Angel (Hoa Kỳ) viện trợ.
Bộ Y tế còn thông tin thêm về Vitamin A như sau:
- Vitamin A có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Hằng năm, Bộ Y tế tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A liều cao cho hơn 6 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 6-54 tháng trên quy mô toàn quốc (mỗi năm có 2 đợt: Đợt 1 vào tháng 6 và đợt 2 vào tháng 12).
- Trong các chiến dịch này, trẻ em trong độ tuổi được uống bổ sung viên nang vitamin A liều cao. Thời gian qua, các chiến dịch bổ sung vitamin A đã giúp Việt Nam thanh toán được bệnh mù loà do thiếu vitamin A vào năm 2000.
Theo đó lịch uống vitamin A cho trẻ năm 2023 bắt đầu từ 1/6/2023.
Xem chi tiết tại đây
Lịch uống vitamin A cho trẻ năm 2023? Triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ trên toàn quốc? (Hình từ Internet)
Nhà nước đã có những chính sách nào để bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em?
Că cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:
Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em
1. Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật.
3. Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
4. Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.
5. Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
6. Nhà nước có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
7. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo như quy định trên, Nhà nước đã có những chinh sách ưu tiên để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em theo quy định trên.
Việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em theo độ tuổi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BYT quy định như sau:
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em theo độ tuổi
1. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em: khám tổng quát và kiểm tra sức khỏe một lần mỗi năm cho trẻ em từ khi sinh đến dưới 16 tuổi nhằm phát hiện sớm bệnh tật, các nguy cơ về bệnh tật để tư vấn, xử trí hoặc điều trị thích hợp.
2. Trẻ em từ khi sinh đến trước khi vào học mầm non và trẻ em dưới 6 tuổi không đi học được khám sức khỏe định kỳ tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) về các nội dung:
a) Đo chiều dài, chiều cao, cân nặng để đánh giá về phát triển thể lực;
b) Khám toàn diện để đánh giá về phát triển tinh thần, vận động, phát hiện bệnh tật, các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật;
c) Kiểm tra tiêm chủng theo lịch và tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đối với trẻ em chưa tiêm và có nhu cầu;
d) Kết luận về tình trạng sức khỏe, tư vấn và chuyển đến cơ sở y tế thích hợp nếu phát hiện bệnh tật hoặc các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật.
3. Trẻ em từ 7 đến dưới 16 tuổi không đi học được khám sức khỏe định kỳ tại Trạm y tế xã theo nội dung ghi trong Hồ sơ quản lý sức khỏe.
4. Trẻ em là học sinh từ mầm non đến hết trung học cơ sở được kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo nội dung quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT).
Theo đó, trẻ em tùy vào độ tuổi sẽ được khám sức khỏe định kỳ với từng nội dung được quy định riêng theo trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?