Lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bao gồm những nội dung gì?

Khi nhận được lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cơ quan được giao tiếp nhận phải mang theo những giấy tờ gì? Ngoài ra, hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm gì khi nhận được lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Tú Trinh - Long Khánh.

Lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bao gồm những nội dung gì?

Theo khoản 4 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:

Gửi văn bản yêu cầu trích xuất, ra lệnh trích xuất và thực hiện lệnh trích xuất học sinh
...
4. Nội dung lệnh trích xuất thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 40 của Luật Thi hành án hình sự.

Cụ thể tại khoản 4 Điều 40 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

Thực hiện trích xuất phạm nhân
...
4. Lệnh trích xuất phạm nhân phải có các nội dung sau đây:
a) Cơ quan, họ, tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;
b) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, ngày bị bắt, tội danh, thời hạn và nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù;
c) Mục đích và thời hạn trích xuất;
d) Cơ quan, người nhận phạm nhân được trích xuất (nếu có);
đ) Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu.

Như vậy, nội dung lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bao gồm:

- Cơ quan, họ, tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;

- Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, ngày bị bắt, tội danh, thời hạn và nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù;

- Mục đích và thời hạn trích xuất;

- Cơ quan, người nhận phạm nhân được trích xuất (nếu có);

- Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu.

Lệnh trích xuất học sinh

Lệnh trích xuất học sinh

Khi nhận được lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng cơ quan được giao tiếp nhận phải mang theo những giấy tờ gì?

Tại khoản 5 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:

Gửi văn bản yêu cầu trích xuất, ra lệnh trích xuất và thực hiện lệnh trích xuất học sinh
...
5. Khi nhận được lệnh trích xuất, cơ quan được giao tiếp nhận và dẫn giải học sinh được trích xuất phải cử cán bộ mang theo giấy giới thiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân, giấy chứng minh sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân hoặc giấy chứng nhận Điều tra viên kèm theo lệnh trích xuất đến trường giáo dưỡng nơi đang quản lý học sinh đó để nhận và dẫn giải học sinh (trường hợp lệnh trích xuất gửi bằng đường cơ yếu thì phải có xác nhận và đóng dấu của Công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi nhận lệnh trích xuất).

Theo đó, khi nhận được lệnh trích xuất, cơ quan được giao tiếp nhận và dẫn giải học sinh được trích xuất phải cử cán bộ mang theo những giấy tờ sau đây:

- Giấy giới thiệu;

- Giấy chứng minh Công an nhân dân;

- Giấy chứng minh sỹ quan;

- Quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân hoặc giấy chứng nhận Điều tra viên kèm theo lệnh trích xuất đến trường giáo dưỡng nơi đang quản lý học sinh đó để nhận và dẫn giải học sinh (trường hợp lệnh trích xuất gửi bằng đường cơ yếu thì phải có xác nhận và đóng dấu của Công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi nhận lệnh trích xuất).

Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm gì khi nhận được lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:

Gửi văn bản yêu cầu trích xuất, ra lệnh trích xuất và thực hiện lệnh trích xuất học sinh
...
6. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao, lập biên bản giao nhận học sinh được trích xuất kèm theo đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của học sinh đó cho cơ quan có thẩm quyền nhận, dẫn giải quản lý học sinh trong thời gian trích xuất.
Trường hợp thời hạn trích xuất, gia hạn trích xuất bằng thời hạn chấp hành quyết định còn lại của học sinh được trích xuất thì trường giáo dưỡng có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật Thi hành án hình sự.

Theo đó, hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao, lập biên bản giao nhận học sinh được trích xuất kèm theo đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của học sinh đó cho cơ quan có thẩm quyền nhận, dẫn giải quản lý học sinh trong thời gian trích xuất.

- Trường hợp thời hạn trích xuất, gia hạn trích xuất bằng thời hạn chấp hành quyết định còn lại của học sinh được trích xuất thì trường giáo dưỡng có trách nhiệm làm thủ tục theo quy định tại khoản 2 Điều 156 Luật Thi hành án hình sự 2019.

Trích xuất học sinh
Biện pháp tư pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bắt buộc chữa bệnh có phải là một biện pháp tư pháp? Áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với những đối tượng nào?
Pháp luật
Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là gì? Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh gồm những gì?
Pháp luật
Văn bản yêu cầu trích xuất học sinh của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Lệnh trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Ai có quyền yêu cầu trích xuất học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng?
Pháp luật
Văn bản yêu cầu trích xuất học sinh tại trường giáo dưỡng của cơ quan có những nội dung gì? Ai có quyền ra lệnh trích xuất học sinh tại trường giáo dưỡng?
Pháp luật
Người phải chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng bỏ trốn thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bao gồm các quyết định nào? Cơ quan, tổ chức nào được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trích xuất học sinh
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
829 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trích xuất học sinh Biện pháp tư pháp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào