Lên mạng xã hội thông báo vị trí chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị phạt không? Vi phạm quy định về nồng độ cồn có bị tạm giữ xe?
Lên mạng xã hội thông báo vị trí chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị phạt không?
Mục đích của việc kiểm tra nồng độ cồn là kịp thời phát hiện, ngăn chặn những người đã sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông chứ không đơn thuần là đo sinh học nồng độ cồn.
Nhưng hiện nay xảy ra rất nhiều trường hợp một số đối tượng đăng tải hình ảnh, quay video vị trí các chốt kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng cảnh sát giao thông lên mạng xã hội với mục đích thông báo và tiếp tay cho những người đã sử dụng rượu bia tránh chốt kiểm tra.
Đây là một hành vi vi phạm pháp luật, gây cản trở cho công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông.
Theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
...
Theo đó, hành vi thông báo vị trí chốt kiểm tra nồng độ cồn trên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm, trường hợp cá nhân đăng tải thông tin, vị trí chốt kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng cảnh sát giao thông lên mạng xã hội sẽ áp dụng mức phạt bằng 1/2 đối với tổ chức, tức là có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Lên mạng xã hội thông báo vị trí chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Vi phạm quy định về nồng độ cồn, tài xế ô tô có bị tạm giữ xe hay không?
Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn của người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ được quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
...
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
...
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
...
Đồng thời theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về các trường hợp tạm giữ phương tiện giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
...
Theo đó, để ngăn chặn hành vi lái xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, lực lượng cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ xe trước khi đưa ra quyết định xử phạt đối với tài xế ô tô.
Có nồng độ cồn bao nhiêu mg/l khí thở khi lái xe mới bị cấm?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
...
Như vậy, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong hơi thở có nồng độ cồn là hành vi vi phạm pháp luật không kể mức độ ít hay nhiều.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?