Lễ cúng Tết Nguyên đán là gì? Có tất cả bao nhiêu lễ cúng? Các lễ cúng nhằm vào ngày mấy Dương lịch?

Lễ cúng Tết Nguyên đán là gì? Có tất cả bao nhiêu lễ cúng? Các lễ cúng nhằm vào ngày mấy Dương lịch? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán như thế nào? Người lao động có thể xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán không?

Lễ cúng Tết Nguyên đán là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, Ngày Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ lớn nhất của Việt Nam.

Tết Nguyên Đán, hay còn được gọi là Tết cổ truyền, là ngày lễ thiêng liêng và trọng đại bậc nhất trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, mang trong mình những giá trị tinh thần sâu sắc và chứa đựng bao nét đẹp truyền thống.

Được tính theo lịch âm, Tết Nguyên đán không chỉ đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới, mà còn là dịp để mỗi gia đình quây quần bên nhau, tưởng nhớ tổ tiên, tri ân những người đi trước và cầu mong sức khỏe, an lành, hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình.

Tết Nguyên đán không đơn thuần là một ngày lễ hội, mà là một thời điểm linh thiêng để người Việt thể hiện lòng kính trọng sâu sắc đối với các bậc sinh thành, cũng như các bậc tiền nhân thông qua các lễ cúng ngày Tết trang trọng.

Theo đó, các lễ cúng Tết Nguyên đán đều được các gia đình đều chuẩn bị tỉ mỉ để mời gọi may mắn, tài lộc, và sự an khang vào nhà, đồng thời xua tan những điều không may của năm cũ, mở ra một năm mới tràn đầy hy vọng và thuận lợi.

Có thể kể đến một số lễ cúng Tết Nguyên đán như: lễ cúng ông Công ông Táo, lễ cúng Tất niên, lễ cúng Giao thừa, lễ cúng Tân niên,...

Lễ cúng Tết Nguyên đán là gì? Có tất cả bao nhiêu lễ cúng? Các lễ cúng nhằm vào ngày mấy Dương lịch?

Lễ cúng Tết Nguyên đán là gì? Có tất cả bao nhiêu lễ cúng? Các lễ cúng nhằm vào ngày mấy Dương lịch? (hình từ Internet)

Có tất cả bao nhiêu lễ cúng Tết Nguyên đán? Các lễ cúng Tết Nguyên đán vào ngày mấy?

Theo như đã nói trên, ngày Tết Nguyên đán 2025 là ngày 01 tháng Giêng Âm lịch 2025 (khoản 1 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP) và nhằm ngày 29/01/2025 Dương lịch.

Năm 2025, lịch Tết Nguyên đán sẽ rơi vào những ngày Dương lịch sau đây:

- 28 Tết âm lịch: Thứ hai, ngày 27/01/2025 dương lịch

- 29 Tết âm lịch: Thứ ba, ngày 28/01/2025 dương lịch

- Mùng 1 Tết âm lịch: Thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch

- Mùng 2 Tết âm lịch: Thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch

- Mùng 3 Tết âm lịch: Thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch

- Mùng 4 Tết âm lịch: Thứ bảy, ngày 01/02/2025 dương lịch

- Mùng 5 Tết âm lịch: Chủ nhật, ngày 02/02/2025 dương lịch

Theo đó, các lễ cúng Tết Nguyên đán 2025 sẽ rơi vào những ngày sau đây:

STT

Tên lễ cúng

Thời gian cúng (Âm lịch)

Thời gian cúng (Dương lịch)

Xem chi tiết về lễ cúng

1

Lễ cúng ông Công ông Táo

23 tháng Chạp

22/01/2025

Tại đây

2

Lễ cúng Tất niên

29 tháng Chạp

28/01/2025

Tại đây

3

Lễ Rước ông bà

29 tháng Chạp

28/01/2025

Tại đây

4

Lễ cúng Giao thừa

Đêm 29 tháng Chạp

Đêm 28/01/2025

Tại đây

5

Lễ cúng Tân niên

Mùng 1 tháng Giêng

29/01/2025

Tại đây

6

Lễ cúng Chiêu Điện Tịch Điện

Mùng 2 tháng Giêng

30/01/2025

Tại đây

7

Lễ cúng Hóa vàng

Mùng 3 tháng Giêng

31/01/2025

Tại đây

8

Lễ cúng Thần Tài Thổ Địa

Mùng 10 tháng Giêng

07/01/2025

Tại đây

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán? Người lao động có thể xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán không?

>>> Xem chi tiết tại: Lịch Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ phép năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, như sau:

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, người lao động có thể sử dụng ngày phép năm của mình để xin nghỉ thêm sau Tết Âm lịch 2025.

Tuy nhiên, để có thể thuận lợi xin nghỉ gộp nhiều ngày phép năm sau Tết Âm lịch thì người lao động cần phải thỏa thuận và được sự đồng ý từ doanh nghiệp.

Thực tế, quy định về lịch nghỉ phép năm của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, tại một số doanh nghiệp có nội quy không được nghỉ phép liền kề sau tết thì người lao động cần tuân thủ nội quy. Do đó, cần xem xét lạinội quy của doanh nghiệp về nghỉ phép năm.

Nếu được duyệt cho nghỉ phép năm thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương những ngày này.

Mặt khác, người lao động cũng có thể thỏa thuận với doanh nghiệp về việc nghỉ thêm không lương sau Tết Âm lịch 2025 theo như quy định trên.

Xem và tải Mẫu đơn xin nghỉ phép cho người lao động mới nhất

Đơn xin nghỉ phép Tải về

Đơn xin nghỉ phép không lương Tải về

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cúng ông Công ông Táo năm 2025 ngày nào đẹp? Đưa ông táo về trời ngày mấy dương lịch năm 2025?
Pháp luật
Lễ cúng ông Công ông Táo là gì? Cúng ông Công ông Táo Tết Nguyên đán vào ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán?
Pháp luật
Lễ cúng Tân niên là gì? Cúng Tân niên nhằm ngày mấy dương lịch? Làm lễ cúng Tân niên, người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương theo quy định hiện nay không?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh thành chính thức? Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mấy ngày?
Pháp luật
Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của cán bộ, công chức, viên chức có gì khác với người lao động?
Pháp luật
Lễ cúng Tết Nguyên đán là gì? Có tất cả bao nhiêu lễ cúng? Các lễ cúng nhằm vào ngày mấy Dương lịch?
Pháp luật
Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
Pháp luật
Tại sao tháng 1 âm lịch gọi là tháng Giêng? Lời chúc đầu Tháng 1 âm lịch may mắn? Tháng 1 âm lịch có các ngày lễ lớn nào?
Pháp luật
Các concept tổ chức Year End Party độc đáo và ấn tượng? Lưu ý để tổ chức Year End Party thành công? Thời gian nghỉ tết có được hưởng lương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tết nguyên đán
86 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết nguyên đán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tết nguyên đán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào