Lễ 30/4 và Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 bắn pháo hoa ở địa điểm nào? Lễ 30/4 và Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 được bắn pháo hoa nổ ở độ cao bao nhiêu?
Lễ 30/4 và Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 những địa điểm được bắn pháo hoa?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo như quy định trên, vào Ngày Chiến thắng 30/4 thì Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là những nơi được tổ chức bắn pháo hoa nổ.
TP.HCM sẽ bắn pháo hoa tại hai điểm là công viên văn hóa Đầm Sen và công viên nóc hầm Thủ Thiêm từ 21h đến 21h15 ngày 30-4 (Theo thông tin của Sở văn hóa và thể thao TP. Hồ Chí Minh)
Đối với Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thì tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ.
Lưu ý:
- Ngày Chiến thắng 30/4 Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
- Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thì tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
Lễ 30/4 và Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 bắn pháo hoa ở địa điểm nào? Lễ 30/4 và Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 được bắn pháo hoa nổ ở độ cao bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lễ 30/4 và Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 được bắn pháo hoa nổ ở độ cao bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP và khoản 5 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
...
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
...
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
3. Bắn pháo hoa nổ tầm thấp là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật chuyên dụng để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao không vượt quá 120 m. Bắn pháo hoa nổ tầm cao là việc sử dụng ống phóng chuyên dụng và thiết bị bắn để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao trên 120 m.
Theo như quy định trên, Ngày Chiến thắng 30/4 Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm thấp không vượt quá 120m và bắn pháo hoa nổ tầm cao lên độ cao trên 120m.
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thì tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp không vượt quá 120m
Nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Việc quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định vả bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
3. Người quản lý, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.
4. Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo và các loại giấy phép bị mất, hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.
5. Pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo khi không còn nhu cầu, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng phải được tiêu hủy theo quy định.
6. Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đúng trình tự, an toàn, bảo vệ môi trường và theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc quản lý, sử dụng pháo, thuốc pháo phải được tuân theo 6 nguyên tắc theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?