Lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh phải căn cứ vào nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp đã được phê duyệt đúng không?
Lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh phải căn cứ vào nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp đã được phê duyệt đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Căn cứ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh
1. Chiến lược tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các chiến lược, quy hoạch khác có liên quan.
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương trên lưu vực sông, từng vùng, điều kiện cụ thể của từng lưu vực sông, khả năng đáp ứng của nguồn nước và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước.
3. Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các ngành, địa phương và bảo vệ môi trường.
4. Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước.
5. Nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đã được phê duyệt.
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh phải căn cứ vào nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp đã được phê duyệt.
Ngoài ra, việc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh còn căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Chiến lược tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các chiến lược, quy hoạch khác có liên quan.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương trên lưu vực sông, từng vùng, điều kiện cụ thể của từng lưu vực sông, khả năng đáp ứng của nguồn nước và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước.
- Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các ngành, địa phương và bảo vệ môi trường.
- Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh căn cứ vào nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp đã được phê duyệt đúng không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có bao nhiêu nội dung chính?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh
1. Nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ lập quy hoạch;
b) Tổng quan về lưu vực sông liên tỉnh;
c) Đối tượng, phạm vi, nội dung lập quy hoạch;
d) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch;
đ) Trách nhiệm của cơ quan có liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh.
Như vậy, theo quy định trên, nhiệm vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh có 05 nội dung chính, bao gồm:
(1) Căn cứ lập quy hoạch;
(2) Tổng quan về lưu vực sông liên tỉnh;
(3) Đối tượng, phạm vi, nội dung lập quy hoạch;
(4) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch;
(5) Trách nhiệm của cơ quan có liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.
Nội dung của quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Tài nguyên nước 2023, nội dung của quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh bao gồm:
(1) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội liên quan; hiện trạng quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;
(2) Dự báo xu thế biến động số lượng, chất lượng nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước cho các ngành trong thời kỳ quy hoạch; phân vùng chức năng nguồn nước; khu vực thường xuyên hoặc;
Có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước; ngưỡng, lượng nước có thể khai thác cho từng đoạn sông, từng khu vực, tầng chứa nước; dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; rà soát, tổng hợp các công trình điều tiết, tích trữ nước, khai thác, sử dụng, phát triển nguồn nước; xác định các vấn đề về tài nguyên nước cần giải quyết trong thời kỳ quy hoạch;
(3) Xác định quan điểm, mục tiêu của quy hoạch;
(4) Định hướng điều hòa, phân phối, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra bao gồm:
- Phân phối lượng nước, thứ tự ưu tiên để điều hòa, phân phối tài nguyên nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước cho các ngành, địa phương, đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xác định nguồn nước, công trình dự phòng để cấp nước sinh hoạt; chuyển nước lưu vực sông (nếu có);
- Xác định các đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước có quy mô lớn, có tác động ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh hoặc có tác động lớn đến nguồn nước;
- Giải pháp công trình, phi công trình để bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu tác hại do nước gây ra;
- Phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
- Xác định khu vực, nguồn nước cần ưu tiên lập kế hoạch chi tiết về một hoặc một số nội dung sau: điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;
- Nội dung khác mang tính chất đặc thù của từng lưu vực sông;
(5) Giải pháp, kinh phí, kế hoạch thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?