Lao động thử việc có bắt buộc bàn giao công việc khi chấm dứt thử việc không? Không bàn giao thì có được trả lương không?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến lao động thử việc như sau. Cụ thể tôi đang thử việc tại công ty nhưng muốn nghỉ bây giờ có bắt buộc bàn giao lại thiết bị em đang sử dụng hay không? Nếu không bàn giao thì có được nhận lương thử việc không? Câu hỏi của chị N.T.H ở Đồng Nai.

Lao động thử việc có bắt buộc bàn giao công việc khi chấm dứt thử việc không? Không bàn giao thì có được trả lương không?

Việc lao động thử việc có bắt buộc bàn giao công việc khi chấm dứt thử việc không, theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo đó, hiện nay vẫn chưa quy định cụ thể về việc lao động thử việc bắt buộc bàn giao công việc khi chấm dứt thử việc.

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương trong thời gian thử việc hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Không thể lấy lý do lao động thử việc không bàn giao công việc, thiết bị mà không trả lương cho họ.

Do đó, lao động thử việc không bắt buộc bàn giao công việc khi chấm dứt thử việc và trường hợp không bàn giao thì vẫn được trả lương theo quy định.

Tuy nhiên cần lưu ý trong thời gian thử việc, nếu lao động thử việc làm hư hỏng hay mất tài sản của công ty thì phải bồi thường theo quy định.

Lao động thử việc

Lao động thử việc (Hình từ Internet)

Công ty chỉ được quyền yêu cầu người lao động thử việc tối đa 2 tháng đúng không?

Quy định thời gian thử việc tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Theo đó, tùy theo tính chất, yêu cầu của công việc mà thời gian thử việc tối đa có sự khác nhau.

Do đó, không phải lúc nào thời gian thử việc tối đa cũng là 2 tháng, có những công việc cần thời gian thử việc dài hơn hoặc ngắn hơn 2 tháng tương ứng theo quy định tại Điều 25 nêu trên.

Ví dụ: Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động thử việc với thời gian tối đa là 180 ngày.

Lao động thử việc được tham gia công đoàn không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về người lao động như sau:

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:

Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Như vậy, lao động thử việc vẫn được xem là người lao động của công ty nên họ vẫn có quyền xin gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Thử việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chỉ mới thử việc thì có phải thông báo với Trung tâm giới thiệu việc làm?
Pháp luật
Người lao động làm việc sau tuổi nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Người cao tuổi đi làm thì có được giảm giờ làm không?
Pháp luật
Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Người lao động thử việc có được thưởng tết cuối năm hay không? Thời gian thử việc của người lao động được quy định thế nào?
Pháp luật
Dựa vào đâu để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động? Có cần ban hành quy định riêng để xác định các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc không?
Pháp luật
Người lao động đi trễ về sớm vẫn được nhận nguyên lương trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hàng hóa sức lao động là gì? Hàng hóa sức lao động mang yếu tố nào? Bóc lột sức lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Job là gì? Người lao động có được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
Pháp luật
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động
4,493 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động Thử việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động Xem toàn bộ văn bản về Thử việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào