Lao động nữ không nghỉ chế độ thai sản khi nhận con nuôi thì có được nhận trợ cấp hay không? Nhận nuôi con nuôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Hồ sơ để đăng ký nhận nuôi con nuôi cần những giấy tờ nào?
Căn cứ Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi như sau:
"Điều 17. Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này."
Ngoài ra, tại Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hồ sơ của người được nhận nuôi như sau:
"Điều 18. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước
1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:
a) Giấy khai sinh;
b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
.."
Người nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi phải chuẩn bị hồ sơ của bản thân mình và của người được nhận nuôi đầy đủ các giấy tờ theo quy định nêu trên.
Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây
Nhận nuôi con nuôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Nhận nuôi con nuôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
"Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Theo đó, người lao động khi nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì quyền hưởng chế độ thai sản.
Lao động nữ không nghỉ chế độ thai sản khi nhận con nuôi thì có được trợ cấp hay không?
Căn cứ Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi như sau:
"Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ."
Như vậy, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, nếu người lao động nuôi con dưới 06 tháng thì sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Tuy nhiên, như chị thông tin, do chị là Hiệu trưởng và khối lượng công việc lớn nên chị không nghỉ thai sản trong thời gian này. Đối với người lao động không nghỉ thai sản theo quy định Điều 11 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn như sau:
"Điều 11. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 36 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội."
Như vậy, chị sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Cụ thể như sau:
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.
Như vậy, mức trợ cấp của chị bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng mà chị nhận nuôi con nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?