Lao động nữ được nâng lương trong thời gian nghỉ thai sản thì có được tăng mức hưởng chế độ thai sản không?
Lao động nữ nghỉ thai sản có tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Quản lý đối tượng
...
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
6.1. Trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đóng BHXH
...
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn nghỉ thai sản 6 tháng, trong thời gian nghỉ thai sản bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, thời gian này vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng không được tính là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Lao động nữ được nâng lương trong thời gian nghỉ thai sản thì có được tăng mức hưởng không?
Lao động nữ được nâng lương trong thời gian nghỉ thai sản thì có được tăng mức hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
...
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Mức hưởng chế độ thai sản
...
4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều này, được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Như vậy, tiền lương làm căn cứ để hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Do đó, trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản bạn được nâng lương thì mức lương mới này cũng không được làm căn cứ để tính chế độ khi sinh con. Nhưng mức tiền lương được nâng đó sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương mới kể từ thời điểm được nâng lương.
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh đôi của lao động nữ được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
...
Như vậy, trường hợp sinh đôi của bạn, bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 7 tháng. Trong đó, bạn được nghỉ tối đa trước khi sinh là 02 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp biên bản hội nghị tổng kết công tác năm 2024 phổ biến? Mẫu biên bản hội nghị tổng kết cuối năm?
- Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 quy định như thế nào?
- Đọc truyện 18+ có phạm pháp không? Rủ rê bạn bè cùng đọc truyện 18+ có phạm tội hay không theo quy định?
- Quyền và nghĩa vụ của người sản xuất đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định thế nào?
- Báo cáo hiện trạng môi trường gồm báo cáo nào? Báo cáo hiện trạng môi trường địa phương được lập theo mô hình nào?