Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai có được ủy quyền cho một Thủ trưởng đơn vị chủ trì họp để giải quyết những vấn đề quan trọng không?
- Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai có được ủy quyền cho một Thủ trưởng đơn vị chủ trì họp để giải quyết những vấn đề quan trọng không?
- Văn phòng Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm gì trong việc tổ chức cuộc họp để xử lý công việc thường xuyên?
- Tập thể Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai họp để giải quyết những công việc gì?
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai có được ủy quyền cho một Thủ trưởng đơn vị chủ trì họp để giải quyết những vấn đề quan trọng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 17 Quy chế làm việc của Tổng cục Quản lý đất đai Ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TCQLĐĐ năm 2017 quy định như sau:
Cách thức giải quyết công việc thường xuyên của Lãnh đạo Tổng cục
1. Việc giải quyết các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường và các văn bản khác có liên quan.
2. Đối với các đề án, dự án, báo cáo lớn thuộc chương trình công tác của Tổng cục, Lãnh đạo Tổng cục xem xét giải quyết trên cơ sở toàn bộ hồ sơ, nội dung trình, dự thảo văn bản của Thủ trưởng đơn vị chủ trì, ý kiến của cơ quan thẩm định, cơ quan liên quan, Trường hợp Lãnh đạo Tổng cục có ý kiến khác đơn vị chủ trì tiếp thu, hoàn chỉnh để trình lại.
3. Đối với các công việc thường xuyên khác thuộc thẩm quyền của Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo Tổng cục xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở Phiếu trình giải quyết công việc theo mẫu của Tổng cục. Văn phòng Tổng cục rà soát, yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và dự thảo văn bản cần ban hành để trình Lãnh đạo Tổng cục xem xét, quyết định.
4. Lãnh đạo Tổng cục có thể tổ chức họp (hoặc ủy quyền cho một Thủ trưởng đơn vị chủ trì họp và báo cáo lại), làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý ngay được.
5. Lãnh đạo Tổng cục có thể giải quyết công việc thông qua việc: đi kiểm tra; làm việc trực tiếp với các cơ quan, đơn vị, địa phương; tiếp khách. Văn phòng Tổng cục chịu trách nhiệm rà soát đối chiếu với các quy định hiện hành, hoàn thiện hồ sơ ban hành văn bản thông báo ý kiến của Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng; nếu phát hiện vướng mắc, chưa phù hợp thì báo cáo Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng.
Theo đó, cách thức giải quyết công việc thường xuyên của Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai được quy định cụ thể trên.
Như vậy, Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai có thể ủy quyền cho một Thủ trưởng đơn vị chủ trì họp và báo cáo lại để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý ngay được.
Tổng cục Quản lý đất đai (Hình từ Internet)
Văn phòng Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm gì trong việc tổ chức cuộc họp để xử lý công việc thường xuyên?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Quy chế làm việc của Tổng cục Quản lý đất đai Ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TCQLĐĐ năm 2017 quy định như sau:
Tổ chức cuộc họp của Lãnh đạo Tổng cục để xử lý công việc thường xuyên
1. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng hoặc Phó Tổng cục trưởng phụ trách lĩnh vực họp với các chuyên gia, chủ đề án và đại diện các đơn vị có liên quan để nghe ý kiến tư vấn, tham mưu trước khi quyết định giải quyết công việc.
a) Trách nhiệm của Văn phòng Tổng cục:
- Đôn đốc đơn vị chủ đề án chuẩn bị đầy đủ tài liệu họp, gửi giấy mời cùng tài liệu đến các thành phần được mời trước ngày họp ít nhất 03 ngày (trừ trường hợp đặc biệt được Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng đồng ý gửi tài liệu muộn hơn).
- Chuẩn bị địa điểm và các điều kiện phục vụ cho cuộc họp, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ nếu cuộc họp được tổ chức ở ngoài cơ quan Tổng cục.
- Ghi biên bản cuộc họp và khi cần thiết có thể ghi âm; việc ghi âm đối với các cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước phải được sự đồng ý của người chủ trì cuộc họp.
- Thông báo bằng văn bản kết luận của Tổng cục trưởng hoặc Phó Tổng cục trưởng về nội dung cuộc họp (nếu cần).
...
Theo đó, trong trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng hoặc Phó Tổng cục trưởng phụ trách lĩnh vực họp với các chuyên gia, chủ đề án và đại diện các đơn vị có liên quan để nghe ý kiến tư vấn, tham mưu trước khi quyết định giải quyết công việc.
Trách nhiệm của Văn phòng Tổng cục như sau:
- Đôn đốc đơn vị chủ đề án chuẩn bị đầy đủ tài liệu họp, gửi giấy mời cùng tài liệu đến các thành phần được mời trước ngày họp ít nhất 03 ngày (trừ trường hợp đặc biệt được Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng đồng ý gửi tài liệu muộn hơn).
- Chuẩn bị địa điểm và các điều kiện phục vụ cho cuộc họp, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ nếu cuộc họp được tổ chức ở ngoài cơ quan Tổng cục.
- Ghi biên bản cuộc họp và khi cần thiết có thể ghi âm; việc ghi âm đối với các cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước phải được sự đồng ý của người chủ trì cuộc họp.
- Thông báo bằng văn bản kết luận của Tổng cục trưởng hoặc Phó Tổng cục trưởng về nội dung cuộc họp (nếu cần).
Tập thể Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai họp để giải quyết những công việc gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Quy chế làm việc của Tổng cục Quản lý đất đai Ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TCQLĐĐ năm 2017 quy định như sau:
Tổ chức cuộc họp của Lãnh đạo Tổng cục để xử lý công việc thường xuyên
...
2. Tập thể Lãnh đạo Tổng cục họp để giải quyết các công việc quy định tại Điều 3, hội ý công tác của Lãnh đạo Tổng cục, họp giao ban giữa tháng hoặc họp thường kỳ hằng tháng, quý, thực hiện theo các thủ tục liên quan quy định tại các Điều 24, 26, 27, 28 Quy chế này.
Theo quy định trên, tập thể Lãnh đạo Tổng cục họp để giải quyết các công việc quy định tại Điều 3 Quy chế làm việc của Tổng cục Quản lý đất đai Ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TCQLĐĐ năm 2017 cụ thể:
Những công việc cần đưa ra tập thể Lãnh đạo Tổng cục thảo luận trước khi Tổng cục trưởng quyết định
1. Những công việc cần đưa ra tập thể Lãnh đạo Tổng cục thảo luận:
a) Các luật, pháp lệnh, chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; kế hoạch dài hạn, trung hạn, 05 năm, hàng năm của Tổng cục; các đề án quan trọng của Tổng cục trình Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; các chương trình, đề án, dự án trọng điểm của Tổng cục.
b) Chương trình công tác hằng năm của Tổng cục; báo cáo hằng năm và tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của Tổng cục; kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm và dài hạn của Tổng cục,
c) Kế hoạch của Tổng cục triển khai các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của Nhà nước.
d) Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Tổng cục; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
đ) Phân bổ các nguồn vốn và đề nghị phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị và tổng quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm của Tổng cục.
e) Những vấn đề khác được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Tổng cục mà Tổng cục trưởng thấy cần thiết phải đưa ra tập thể Lãnh đạo Tổng cục thảo luận trước khi quyết định.
2. Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể các công việc quy định tại khoản 1 Điều này, theo chỉ đạo của Tổng cục trưởng, đơn vị được giao chủ trì lấy ý kiến bằng văn bản của các Phó Tổng cục trưởng, trình Tổng cục trưởng quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?