Lấn chiếm đất nông nghiệp không sử dụng thì có bị xử phạt hành chính khi chủ đất không yêu cầu hay không?

Cho tôi hỏi chú tôi có mảnh đất nông nghiệp trồng cây lâu năm nhưng không sử dụng đã lâu, cụ thể là 7 năm từ năm 2015 đến nay, vì ở xa không thể quản lý nên hàng xóm có lấn chiếm để xây chuồng trại, nhưng hiện nay chú tôi chỉ yêu cầu trả lại đất chứ không yêu cầu xử phạt thì bên kia có bị xử phạt hay không?

Lấn chiếm đất nông nghiệp không sử dụng thì có bị xử phạt hành chính khi chủ đất không yêu cầu hay không?

Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể các hành vi bị cấm như sau:

"Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật."

Theo thông tin chị cung cấp, trong trường hợp này có thể cả chú chị và hàng xóm đều vi phạm vào những hành vi bị nghiêm cấm trong đất đai, cụ thể hàng xóm có hành vi chiếm đất đai, còn chú chị có hành vi không sử dụng đất nông nghiệp dẫn đến bị chiếm đất.

Theo đó, mặc dù gia đình của chú chị không có yêu cầu nhưng để đảm bảo nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xác minh và lập biên bản các hành vi vi phạm đó (nếu có).

Lấn chiếm đất nông nghiệp không sử dụng thì có bị xử phạt hành chính khi chủ đất không yêu cầu hay không?

Lấn chiếm đất nông nghiệp không sử dụng thì có bị xử phạt hành chính khi chủ đất không yêu cầu hay không?

Lấn chiếm đất nông nghiệp trồng cây lâu năm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Về hành vi này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 và điểm a, điểm d khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 14. Lấn, chiếm đất
...
2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
...
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này."

Như vậy do chị không đề cập đến diện tích đất bị lấn chiếm nên chị căn cứ quy định trên để xác định mức phạt cụ thể.

Lưu ý: Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Xử phạt đối với trường hợp không sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm trong vòng 7 năm như thế nào?

Căn cứ khoản h Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp này có thể sẽ bị nhà nước thu hồi lại đất, cụ thể như sau:

"Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
...
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
..."

Đồng thời có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

"Điều 32. Không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục
1. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai."

Chị căn cứ diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang thực tế trong trường hợp của chú chị để xác định mức phạt chính xác.

Lưu ý: Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

Đất nông nghiệp
Lấn chiếm đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc gia hạn quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định như nào? Công chức, viên chức được gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp không?
Pháp luật
Đất nông nghiệp là gì? Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích tối đa là bao nhiêu so với tổng diện tích đất nông nghiệp của địa phương?
Pháp luật
Đất ruộng thuộc nhóm đất nào? Người nước ngoài có được sở hữu đất ruộng không theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Cá nhân được giao đất trồng cây lâu năm bị thu hồi đất sau bao nhiêu lâu nếu không sử dụng đất và đã phạt hành chính do vi phạm pháp luật về đất đai?
Pháp luật
Luật Đất đai 2024 hướng dẫn hạn mức giao đất nông nghiệp đối với hạn mức giao đất trồng cây hằng năm cho cá nhân từ ngày 01/01/2025?
Pháp luật
Quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân từ 01/01/2025 như thế nào?
Pháp luật
Đất chăn nuôi tập trung thuộc nhóm đất nào? Việc sử dụng đất này phải tuân thủ như thế nào theo Luật Đất đai mới nhất?
Pháp luật
Hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo Luật Đất đai mới nhất?
Pháp luật
Các loại cây trồng hàng năm là những loại nào? Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn bao lâu thì bị thu hồi?
Pháp luật
Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích có được sử dụng để xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đất nông nghiệp
2,575 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đất nông nghiệp Lấn chiếm đất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: