Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường? Cần làm gì khi bạo lực học đường xảy ra? Hành vi cố ý gây thương tích cho bạn cùng lớp thì có phải đi tù hay không?
Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường?
Hiện nay, có thể thấy việc bạo lực diễn ra thường xuyên tại trường học và được phát tán lan rộng trên khắp các trang mạng xã hội.
Theo Điều 7 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH về phòng ngừa bạo lực học đường như sau:
"Điều 7. Phòng ngừa bạo lực học đường
1. Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường.
3. Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra."
Hành vi bạo lực học đường
Cần làm gì khi bạo lực học đường xảy ra?
Theo Điều 9 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH về việc xử lý khi xảy ra bạo lực học đường như sau:
1. Có biện pháp cô lập, khống chế kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường, không để đối tượng tiếp tục gây các hậu quả không mong muốn.
2. Liên lạc, báo cáo ngay với cấp thẩm quyền để xử lý vụ việc theo quy định. Trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thông báo kịp thời với chính quyền hoặc cơ quan chức năng để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của nạn nhân. Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế đối với nạn nhân. Theo dõi, đánh giá và có biện pháp hỗ trợ thiết thực bảo vệ an toàn cho nạn nhân trong thời gian tiếp theo.
4. Thông báo kịp thời với gia đình nạn nhân để phối hợp xử lý.
Như vậy, khi bạo lực học đường xảy ra cần tố giác ngay với nhà trường để nhà trường kịp thời ngăn chặn xử lý.
Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ. Ngoài ra, trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi cố ý gây thương tích cho bạn cùng lớp thì có phải đi tù hay không?
Tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Do đó, theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Như vậy, tùy theo mức độ gây thương tích mà áp dụng một trong các hình phạt như quy định trên.Bạn tham khảo các thông tin trên để biết thông tin chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?