Làm sao để nhận diện cuộc gọi rác? Cuộc gọi rác bị xử phạt như thế nào? Các cuộc gọi rác bị chế tài xử phạt ra sao?
Cuộc gọi rác là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác thì cuộc gọi rác được định nghĩa như sau:
“5. Cuộc gọi rác bao gồm các loại sau:
a) Gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định này;
b) Gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật an toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.”
Các tiêu chí nào để nhận diện cuộc gọi rác?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT quy định các tiêu chí để nhận diện cuộc gọi rác như sau:
“2. Cuộc gọi được xác định là cuộc gọi rác dựa vào các tiêu chí:
a) Tần suất thực hiện cuộc gọi là số cuộc gọi được thực hiện từ nguồn thực hiện cuộc gọi trong một khoảng thời gian;
b) Đặc điểm hành vi sử dụng: Nguồn gửi chủ yếu sử dụng để gọi đi không nhận và gửi tin nhắn; Tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn là tỷ lệ số cuộc gọi có khoảng thời gian thực hiện ngắn (từ khi kết nối đến khi kết thúc cuộc gọi) trên tổng số cuộc gọi; Tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn là tỷ lệ số cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn (khoảng thời gian giữa hai cuộc gọi đi liên tiếp nhau) trên tổng số cuộc gọi; Tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ là tỷ lệ cuộc gọi đến các số điện thoại không có mối quan hệ (chưa từng gọi trước đây) trên tổng số cuộc gọi đi.”
Như vậy, khi thỏa các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này thì cuộc gọi đó sẽ trở thành cuộc gọi rác.
Làm sao để nhận diện cuộc gọi rác? Cuộc gọi rác bị xử phạt như thế nào?
Làm gì để phản ánh cuộc gọi rác?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BTTTT thì cách để phản ánh cuộc gọi rác, cụ thể:
Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng tin nhắn rác:
+ Phản ánh qua tin nhắn tới tổng đài 5656: Người sử dụng soạn tin nhắn phản ánh theo cú pháp: S [Nguồn phát tán][Nội dung tin nhắn rác] hoặc S (nguồn phát tán)(Nội dung tin nhắn rác) gửi 5656;
+ Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
- Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng cuộc gọi rác:
+ Phản ánh qua tin nhắn tới tổng đài 5656: Người sử dụng soạn tin nhắn phản ánh theo cú pháp: V [Nguồn phát tán][Nội dung cuộc gọi rác] hoặc V (Nguồn phát tán)(Nội dung cuộc gọi rác) gửi 5656;
+ Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
- Hướng dẫn người sử dụng phản ánh, cung cấp các bằng chứng thư điện tử rác:
+ Phản ánh thông qua việc chuyển tiếp thư điện tử rác tới địa chỉ thư điện tử: [email protected];
+ Phản ánh theo hướng dẫn tại website thongbaorac.ais.gov.vn hoặc qua tổng đài hoặc ứng dụng.
Như vậy, để tránh làm phiền từ cuộc gọi rác, bạn có thể soạn tin nhắn với cú pháp được quy định tại khoản 2 Điều này hoặc lên website thongbaorac.ais.gov.vn để phản ánh.
Các cuộc gọi rác bị chế tài xử phạt ra sao?
Theo khoản 2, khoản 4 Điều 94 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm a khoản 32 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác) có đề cập tới mức xử phạt vi phạm hành chính về cuộc gọi khác như sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
- Gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận;
- Gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định.
- Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng;
- Gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo;
- Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã từ chối hoặc không trả lời nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo.
(2) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không cung cấp miễn phí cho người sử dụng cơ chế tiếp nhận và xử lý các thông báo về thư rác;
- Không có biện pháp để tránh mất mát và ngăn chặn sai thư điện tử của người sử dụng dịch vụ;
- Không phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước và quốc tế, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn trong và ngoài nước để hạn chế, ngăn chặn thư rác;
- Không gửi ngay hoặc gửi thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối thư điện tử, tin nhắn không bảo đảm các yêu cầu theo quy định;
- Không có biện pháp giới hạn số lượng, tốc độ và tần suất nhắn tin;
- Không giới hạn tần suất nhắn tin từ mỗi nguồn gửi hoặc không ngăn chặn các tin nhắn có nguy cơ gây mất an toàn, an ninh thông tin theo quy định;
- Gửi thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nhưng không gửi bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Che giấu tên, địa chỉ điện tử của mình khi gửi thư điện tử, tin nhắn;
- Không chấm dứt việc gửi đến người nhận thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận;
- Không phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động trong và ngoài nước ngăn chặn tin nhắn rác;
- Không thực hiện biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không ngăn chặn tin nhắn rác giả mạo nguồn gửi trước khi gửi tới người sử dụng dịch vụ;
- Không ngừng cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn khi khách hàng yêu cầu;
- Thực hiện không đầy đủ các yêu cầu điều phối, ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác.
- Thực hiện quá 01 cuộc gọi quảng cáo tới 01 số điện thoại trong vòng 24 giờ mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng;
- Gửi tin nhắn quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày hoặc gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận với người sử dụng;
- Không có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của người sử dụng khi gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo;
- Không cung cấp cho người sử dụng công cụ tra cứu hoặc lưu trữ các thỏa thuận về việc đăng ký, từ chối cuộc gọi quảng cáo, tin nhắn đăng ký quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội của mình để phục vụ việc thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Không hướng dẫn người sử dụng dịch vụ về cách thức chống tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác.
Như vậy, hành vi thực hiện cuộc gọi rác sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 30 triệu đồng đối với tổ chức. Tuy nhiên, nếu đối với cá nhân thì mức phạt sẽ chỉ tối đa 15 triệu động (căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?