Làm giả giấy xác nhận sinh viên để trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Làm giả giấy xác nhận sinh viên để trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt bao nhiêu tiền?
Giấy xác nhận sinh viên là một văn bản do trường đại học hoặc cao đẳng cấp cho sinh viên để xác nhận sinh viên đang theo học tại trường và đáp ứng điều kiện được xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
Hành vi làm giả giấy xác nhận sinh viên - mạo nhận là sinh viên để trốn nghĩa vụ quân sự là một hành vi vi phạm pháp luật.
Cụ thể, đối với chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mạo nhận là sinh viên bằng cách làm giả giấy xác nhận sinh viên để trốn nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) như sau:
Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, đối với hành vi làm giả giấy xác nhận sinh viên nhằm trốn tránh, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Làm giả giấy xác nhận sinh viên để trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (hình từ Internet)
Làm giả giấy xác nhận sinh viên để trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị truy cứu hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
- Người nào sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
+ Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, người nào làm giả giấy xác nhận sinh viên để trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của của cơ quan tổ chức và tùy theo tính chất và mức độ phạm tội sẽ bị áp dụng hình phạt phù hợp nêu trên.
Ngoài ra, tại Điều 332 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự:
- Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
+ Phạm tội trong thời chiến;
+ Lôi kéo người khác phạm tội.
Như vậy, người nào thực hiện các hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Sức khỏe loại mấy được tham gia nghĩa vụ quân sự hiện nay?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
Tiêu chuẩn sức khỏe
1. Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
a) Tiêu chuẩn chung
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
...
Như vậy, theo quy định trên thì công dân đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 sẽ đủ tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ngoài tiêu chuẩn sức khỏe công dân tham gia nghĩa vụ quân sự còn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khác theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?