Làm giả bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa bị xử lý ra sao?
- Làm giả bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa bị xử lý ra sao?
- Người làm giả bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa ra đầu thú thì có được giảm nhẹ án hay không?
- Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa được quy định như thế nào?
Làm giả bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa bị xử lý ra sao?
Theo Điều 212 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán như sau:
Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán
1. Người nào làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
c) Có tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định nêu trên thì người làm giả bản cáo bạch niêm yết trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa mà thu lợi bất chính từ 3 tỷ trở lên có thể bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Làm giả bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa bị xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Người làm giả bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa ra đầu thú thì có được giảm nhẹ án hay không?
Theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
...
Như vậy, trường hợp người phạm tội làm giả bản cáo bạch niêm yết trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa ra đầu thú thì khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa được quy định như thế nào?
Theo điểm b khoản 1 Điều 110 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:
Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
1. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
a) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu theo Mẫu số 28 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản cáo bạch niêm yết theo Mẫu số 29 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Giấy chứng nhận đăng ký chào bán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, báo cáo kết quả chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức đăng ký niêm yết hoặc quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Đề án cổ phần hóa (trong trường hợp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa); Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu;
...
Theo đó, Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa được quy định theo Mẫu số 29 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Tải về mẫu Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa mới nhất 2023: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?