Làm cách nào để xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau làm cách nào để xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên? Câu hỏi của anh B.L.Q đến từ TP.HCM.

Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên là gì?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên gồm:

(i) Dự án sử dụng dây chuyền công nghệ khi hoạt động không đáp ứng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; hoặc công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi dây chuyền công nghệ trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất của dây chuyền công nghệ còn lại dưới 85% so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế; hoặc mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng vượt quá 15% so với thiết kế.

Trường hợp không có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường liên quan đến dây chuyền công nghệ của dự án thì áp dụng chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường;

(ii) Dự án sử dụng máy móc, thiết bị để sản xuất có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc các Chương 84 và 85 Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam có tuổi vượt quá 10 năm hoặc khi hoạt động không đáp ứng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường liên quan đến máy móc, thiết bị của dự án thì áp dụng chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xác định máy móc, thiết bị trong một số lĩnh vực có tuổi vượt quá 10 năm nhưng không thuộc công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.

Lưu ý: Đối với những dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên nêu trên thì không được điều chỉnh, gia hạn thời hạn hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư 2020.

Làm cách nào để xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên?

Làm cách nào để xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên? (Hình từ Internet)

Làm cách nào để xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên?

Đối chiếu với quy định tại khoản 11 Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư:

Theo đó, việc xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên theo quy định tại khoản 10 Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP được thực hiện như sau:

(i) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc xác định công nghệ của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

(ii) Cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức việc xác định công nghệ của dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại mục (i)

Lưu ý: Kinh phí thực hiện xác định dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước.

Trong trường hợp dự án đầu tư được tiếp tục gia hạn thời hạn hoạt động thì toàn bộ kinh phí thực hiện do nhà đầu tư chi trả.

Nhà nước có chính sách khuyến khích để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế hay không?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Đầu tư 2020 về chính sách về đầu tư kinh doanh:

Chính sách về đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
4. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
5. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
6. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, một trong những chính sách về đầu tư kinh doanh của Nhà nước là:

- Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư;

- Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

Dự án đầu tư Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dự án đầu tư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư chiếm bao nhiêu phần trăm vốn đầu tư của dự án đầu tư?
Pháp luật
Số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư chưa được hoàn trả được nộp vào ngân sách nhà nước trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo năm về tình hình thực hiện dự án đầu tư của tổ chức kinh tế tại Việt Nam là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư khi nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án là tài sản bảo đảm là mẫu nào?
Pháp luật
Dự án đầu tư tại vùng nông thôn được hưởng ưu đãi đầu tư là dự án như thế nào? Ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên?
Pháp luật
Nhà đầu tư đề xuất dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo mẫu nào? Tải về mẫu này ở đâu?
Pháp luật
Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có phải báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư tại Việt Nam không? Thực hiện báo cáo theo quý hay theo năm?
Pháp luật
Mẫu Đề xuất dự án đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư là mẫu nào?
Pháp luật
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá dự án đầu tư công qua các giai đoạn nào? Nội dung đánh giá dự án đầu tư công của chủ đầu tư gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư khi sử dụng quyền sử dụng đất để góp vốn vào doanh nghiệp là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đầu tư
706 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự án đầu tư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Dự án đầu tư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào