Lái xe cứu thương trong bệnh viện huyện có được hưởng bậc lương như công chức, viên chức không?
Lái xe cứu thương trong bệnh viện huyện có thuộc công việc thực hiện hợp đồng không?
Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan được căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Các công việc thực hiện hợp đồng
1. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:
a) Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, tài xế lái xe cứu thương trong bệnh viện huyện thuộc công việc thực hiện theo hợp đồng và sẽ được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Lái xe cứu thương trong bệnh viện huyện có được hưởng bậc lương như công chức, viên chức không? (Hình từ Internet)
Lái xe cứu thương trong bệnh viện huyện có được hưởng bậc lương như công chức, viên chức không?
Quyền lợi của người lao động ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập được căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
….
2. Quyền lợi của người lao động
a) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;
...
c) Người lao động làm các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ trên quy định người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức:
+ Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động;
+ Hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
++ Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức.
Do đó, trường hợp tài xế lái xe cứu thương trong bệnh viện huyện áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động thì chế độ nâng bậc lương thường xuyên thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Hoặc trường hợp tài xế lái xe cứu thương trong bệnh viện huyện áp dụng theo bảng lương công chức, viên chức thì chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan thực hiện như công chức, viên chức.
Nghĩa vụ của tài xế lái xe cứu thương trong bệnh viện huyện quy định như thế nào?
Nghĩa vụ của tài xế lái xe cứu thương trong bệnh viện huyện quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
...
3. Nghĩa vụ của người lao động
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao;
b) Tuân thủ nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền quản lý.
...
Theo quy định trên tài xế lái xe cứu thương trong bệnh viện huyện có các nghĩa vụ như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao;
- Tuân thủ nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?