Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BNG như sau:
Tên, đối tượng, tiêu chuẩn tặng Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam” là hình thức khen thưởng của Bộ Ngoại giao.
2. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam” được xét tặng hằng năm nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập ngành Ngoại giao hoặc xét tặng đột xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho cá nhân có đóng góp vào triển khai các nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.
...
Theo đó, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam được hiểu là hình thức khen thưởng của Bộ Ngoại giao được xét tặng cho cá nhân có đóng góp vào triển khai các nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao, xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao.
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BNG thì Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam” được xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
(1) Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Bộ Ngoại giao không tính thâm niên công tác khi xét tặng Kỷ niệm chương.
(2) Cá nhân có tổng thời gian công tác tại Bộ Ngoại giao và/hoặc các Cơ quan đại diện từ 20 năm trở lên đối với nam và 15 năm đối với nữ; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian công tác.
(3) Cá nhân chuyển từ cơ quan khác về Bộ Ngoại giao công tác, nếu chưa đủ thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định tại Điểm b, Khoản này thì được xét tặng trước khi nghỉ hưu nếu có đủ 30 năm công tác liên tục trở lên đối với nam và đủ 20 năm trở lên đối với nữ, trong đó có ít nhất 10 năm công tác tại Bộ Ngoại giao và/hoặc Cơ quan đại diện.
(4) Thâm niên công tác để xét tặng Kỷ niệm chương được tính như sau:
- Thời gian công tác được tính từ ngày có quyết định tuyển dụng, điều động đến thời điểm đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương hoặc đến ngày quyết định nghỉ hưu; thời gian công tác theo diện hợp đồng ngắn hạn không tính vào thâm niên công tác.
- Cá nhân được cử đi học, đi nghĩa vụ quân sự hoặc biệt phái sang cơ quan khác sau đó trở lại Bộ Ngoại giao công tác thì được tính công tác liên tục trong ngành Ngoại giao.
- Cá nhân có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính vào thâm niên công tác.
- Cá nhân công tác tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện không liên tục thì thời gian công tác được cộng dồn tổng số thời gian làm việc tại các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện; đủ 12 tháng được tính là 01 năm công tác trong ngành Ngoại giao.
(5) Cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong quá trình công tác được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương sớm hơn thời gian quy định. Thời gian sớm hơn áp dụng một lần tính theo hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua cao nhất như sau:
- Được công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc được tặng thưởng Huân chương Lao động trở lên được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương sớm hơn 05 năm.
- Được công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ hoặc được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương sớm hơn 03 năm.
- Được công nhận đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương sớm hơn 02 năm.
(6) Các trường hợp khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Mục tiêu của thi đua khen thưởng được quy định như thế nào?
Mục tiêu của thi đua khen thưởng được quy định tại Điều 4 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 như sau:
(1) Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
(2) Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?