Kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp địa phương được hình thành từ các nguồn nào?
- Kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp địa phương được hình thành từ các nguồn nào?
- Cơ quan nào xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp địa phương?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong công tác quản lý nhà nước đối với Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong phạm vi địa phương?
Kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp địa phương được hình thành từ các nguồn nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định 10/2017/QĐ-TTg, có quy định về kinh phí thực hiện Chương trình như sau:
Kinh phí thực hiện Chương trình
1. Kinh phí thực hiện Chương trình cấp trung ương được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch;
b) Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;
c) Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;
d) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện Chương trình cấp địa phương được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp hàng năm;
b) Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;
c) Nguồn tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho Chương trình theo nguyên tắc:
a) Kinh phí thực hiện Chương trình cấp trung ương được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương theo quy định;
b) Kinh phí thực hiện Chương trình của địa phương được giao trong ngân sách hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp địa phương được hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp hàng năm;
- Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Nguồn tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ (Hình từ Internet)
Cơ quan nào xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp địa phương?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định 10/2017/QĐ-TTg, có quy định về quản lý kinh phí của Chương trình như sau:
Quản lý kinh phí của Chương trình
1. Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình cấp trung ương và tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương, trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Chương trình và kinh phí thực hiện hàng năm để triển khai các đề án trên cơ sở thông báo dự toán chi ngân sách cho Chương trình của Bộ Tài chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Chương trình cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương mình, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước được tiến hành lập dự toán, phê duyệt dự toán, phân bổ giao dự toán, chấp hành dự toán và kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước theo mã số riêng quy định tại Mục lục ngân sách nhà nước.
4. Bộ Công Thương ký hợp đồng thực hiện các đề án thuộc Chương trình cấp trung ương; cơ quan có thẩm quyền cấp địa phương ký hợp đồng thực hiện các đề án thuộc Chương trình cấp địa phương với các tổ chức, cá nhân.
5. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi nghiệm thu đề án theo hợp đồng, đơn vị thực hiện đề án phải hoàn thành hồ sơ quyết toán theo quy định.
6. Đối với các đề án thuộc Chương trình đã được giao và ký hợp đồng, kinh phí ngân sách hỗ trợ không sử dụng hết được xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước
Như vậy, theo quy định trên thì dự toán kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương mình, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong công tác quản lý nhà nước đối với Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong phạm vi địa phương?
Căn cứ tại Điều 16 Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ban hành kèm theo Quyết định 10/2017/QĐ-TTg, có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong phạm vi địa phương, cụ thể:
1. Xây dựng, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương hàng năm và trong từng giai đoạn.
2. Quyết định hình thức và mức hỗ trợ từ kinh phí thực hiện Chương trình tại địa phương cho các nội dung quy định tại Quyết định này.
3. Bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương theo các quy định tại Quyết định này.
4. Xây dựng, gửi Bộ Công Thương tổng hợp các đề án thuộc Chương trình có sử dụng kinh phí cấp trung ương.
5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện Chương trình trên địa bàn địa phương.
6. Tích cực thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình của địa phương.
7. Theo dõi, đánh giá, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Công Thương về việc thực hiện Chương trình tại địa phương.
Theo đó, trong công tác quản lý nhà nước đối với Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong phạm vi địa phương thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các trách nhiệm sau:
- Xây dựng, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương hàng năm và trong từng giai đoạn.
- Quyết định hình thức và mức hỗ trợ từ kinh phí thực hiện Chương trình tại địa phương cho các nội dung quy định tại Quyết định này.
- Bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương theo các quy định tại Quyết định này.
- Xây dựng, gửi Bộ Công Thương tổng hợp các đề án thuộc Chương trình có sử dụng kinh phí cấp trung ương.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện Chương trình trên địa bàn địa phương.
- Tích cực thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình của địa phương.
- Theo dõi, đánh giá, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Công Thương về việc thực hiện Chương trình tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?