Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 10/2017/QĐ-TTg Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ

Số hiệu: 10/2017/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 03/04/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Quyết định 10/2017/QĐ-TTg quy định về việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

 

1. Các hoạt động chính và mức hỗ trợ cho từng nội dung của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ

 
Quyết định 10/2017 của Thủ tướng chính phủ quy định nội dung và mức hỗ trợ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:
 
- Xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ tối đa là 70% hoặc 100% tùy hoạt động hỗ trợ.
 
- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp: quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất. Mức hỗ trợ tối đa là 100%.
 
- Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng và vật liệu. Mức hỗ trợ tối đa là 100%, 70%. 50% tùy từng nội dung hoạt động cụ thể.
 
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối đa là 70%.
 
- Xây dựng hệ thống thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm. Mức hỗ trợ tối đa là 100%.
 

2. Xây dựng và thẩm định dự án thuộc chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ

 
Theo Quyết định 10/TTg năm 2017, các đơn vị xây dựng đề án và gửi đến Bộ Công thương nếu xin hỗ trợ từ nguồn vốn trung ương; hoặc sẽ được cơ quan có thẩm quyền tại địa phương hướng dẫn nộp nếu xin hỗ trợ từ nguồn vốn địa phương.
 
Hội đồng thẩm định tại Trung ương và địa phương sẽ tiếp nhận, đánh giá sơ bộ và thẩm định đề án. Dựa vào kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, Bộ Công thương sẽ phê duyệt đề án nhận hỗ trợ nguồn vốn từ Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phê duyệt đề án nhận hỗ trợ từ ngân sách địa phương theo quy định của Quyết định 10 năm 2017.
 
 
Quyết định 10/2017/QĐ-TTg về việc xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ có hiệu lực từ ngày 25/5/2017.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2017/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp htrợ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Thủ tướng Chính phủ Quyết định ban hành Quy chế qun lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp htrợ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 5 năm 2017.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên minh các hợp tác xã Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (3).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số
10/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương l

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng giai đoạn (sau đây gọi tắt là Chương trình).

2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị chủ trì thực hiện các đề án thuộc Chương trình (sau đây gọi tắt là Đơn vị chủ trì), cơ quan quản lý Chương trình, các đối tượng thụ hưởng Chương trình và các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Điều 2. Đơn vị chủ trì

1. Đơn vị chủ trì là cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ trung ương và địa phương; các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc Chương trình.

2. Đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí tnguồn vốn sự nghiệp và các nguồn vốn khác để triển khai thực hiện các đề án và quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.

3. Đơn vị chủ trì được ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hạng mục công việc thuộc nội dung đề án.

Điều 3. Kinh phí thực hiện Chương trình

1. Kinh phí thực hiện Chương trình cấp trung ương được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch;

b) Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;

c) Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;

d) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí thực hiện Chương trình cấp địa phương được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp hàng năm;

b) Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;

c) Nguồn tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

d) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho Chương trình theo nguyên tắc:

a) Kinh phí thực hiện Chương trình cấp trung ương được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương theo quy định;

b) Kinh phí thực hiện Chương trình của địa phương được giao trong ngân sách hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 4. Quản lý kinh phí của Chương trình

1. Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình cấp trung ương và tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương, trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Chương trình và kinh phí thực hiện hàng năm để triển khai các đề án trên cơ sở thông báo dự toán chi ngân sách cho Chương trình của Bộ Tài chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Chương trình cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương mình, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

3. Kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách nhà nước được tiến hành lập dự toán, phê duyệt dự toán, phân bổ giao dự toán, chấp hành dự toán và kế toán, quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước theo mã số riêng quy định tại Mục lục ngân sách nhà nước.

4. Bộ Công Thương ký hợp đồng thực hiện các đề án thuộc Chương trình cấp trung ương; cơ quan có thẩm quyền cấp địa phương ký hợp đồng thực hiện các đề án thuộc Chương trình cấp địa phương với các tổ chức, cá nhân.

5. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi nghiệm thu đề án theo hợp đồng, đơn vị thực hiện đề án phải hoàn thành hồ sơ quyết toán theo quy định.

6. Đối với các đề án thuộc Chương trình đã được giao và ký hợp đồng, kinh phí ngân sách hỗ trợ không sử dụng hết được xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước.

Chương lI

NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ

Điều 5. Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

1. Các hoạt động chính bao gồm:

a) Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

b) Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

c) Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

d) Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

đ) Đánh giá và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế;

e) Kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

g) Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

h) Tổ chức hội chợ triển lãm kết nối công nghiệp hỗ trợ;

i) Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ;

k) Hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

l) Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước;

m) Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ.

2. Mức hỗ trợ tối đa 100% áp dụng cho các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, khoản 1 Điều này; 70% áp dụng cho các nội dung quy định tại điểm e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều này.

Điều 6. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất

1. Các hoạt động chính bao gồm:

a) Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp;

b) Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp;

c) Đánh giá, công nhận hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất.

2. Mức hỗ trợ ti đa 100% áp dụng cho các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 7. Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

1. Các hoạt động chính bao gồm:

a) Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

b) Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước; cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

c) Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước; cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại...;

d) Thuê tư vấn và hợp tác, liên kết với các chuyên gia nước ngoài để hỗ trợ công tác đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực quản lý, quản trị sản xuất, đội ngũ kỹ thuật, công nghệ,...

2. Mức hỗ trợ tối đa 70% áp dụng cho các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 8. Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

1. Các hoạt động chính bao gồm:

a) Xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

b) Xây dựng và công bố tiêu chuẩn về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng; xây dựng công bố tiêu chuẩn quốc gia về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế;

c) Giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp htrợ tại Việt Nam;

d) Kết nối chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước;

đ) Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

e) Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xut thnghim sản phm công nghiệp htr ưu tiên phát triển;

g) Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại; mua bản quyền, sáng chế, phần mềm; thuê chuyên gia nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực;

h) Hỗ trợ các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. Hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng vào sản xuất có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế;

i) Hỗ trợ mua trang thiết bị sản xuất và thử nghiệm chính cho các phòng thử nghiệm và sản xuất để nâng cao năng lực các Trung tâm phát triển công nghệ hỗ trợ theo đề án do Bộ Công Thương phê duyệt;

k) Htrợ xây dựng, hoàn thiện tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp về công nghệ và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

l) Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

2. Mức hỗ trợ tối đa 50% áp dụng cho các nội dung quy định tại điểm đ, e, g, h, k, m khoản 1 Điều này; mức hỗ trợ tối đa 70% áp dụng cho các nội dung quy định tại điểm d, l khoản 1 Điều này; mức hỗ trợ tối đa 100% áp dụng cho các nội dung quy định tại điểm a, b, c, i khoản 1 Điều này.

Điều 9. Xây dựng và công bố thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm

1. Các hoạt động chính:

a) Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo (bao gồm cả các sản phẩm cơ khí trọng điểm), công nghiệp công nghệ cao;

b) Mua cơ sở dữ liệu dùng chung cho ngành công nghiệp hỗ trợ (đối với các dữ liệu trong nước không có, hoặc không tin cậy);

c) Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách về công nghiệp hỗ trợ;

d) Tổ chức hội thảo hàng năm công bố thông tin về năng lực sản xuất công nghiệp hỗ trợ quốc gia;

đ) Xuất bản các ấn phẩm về công nghiệp hỗ trợ;

e) Vận hành trang thông tin điện tử về công nghiệp hỗ trợ.

2. Mức hỗ trợ 100% áp dụng cho các nội dung quy định tại Điều này.

Chương III

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC ĐỀ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH

Điều 10. Xây dựng đề án

1. Các đơn vị chủ trì xây dựng đề án bao gồm những nội dung sau:

a) Thuyết minh kinh nghiệm, năng lực, khả năng thực hiện của Đơn vị chủ trì;

b) Sự cần thiết và tính phù hợp của đề án;

c) Chi tiết nội dung hoạt động;

d) Dự toán kinh phí chi tiết (bao gồm mức hỗ trợ đnghị từ nguồn kinh phí Chương trình, nguồn kinh phí đối ứng (nếu có));

đ) Tiến độ thực hiện;

e) Kết quả và các sản phẩm dự kiến;

g) Đánh giá hiệu quả và tác động của đề án.

2. Các đề án phi đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đáp ứng nhu cầu thực tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ;

b) Phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trđược cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, ngành, địa phương đã được Chính phủ phê duyệt;

d) Đảm bảo tính khả thi về: Phương thức triển khai, thời gian, tiến độ triển khai, nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật;

đ) Đối với các đề án có thời gian thực hiện kéo dài hơn 01 năm tài chính, Đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí cho từng năm.

Điều 11. Tiếp nhận, đánh giá đề án

1. Với các đề án dự kiến xin hỗ trợ từ nguồn vốn trung ương đơn vị chủ trì gửi đề án đến Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 3 của năm trước kế hoạch.

Đơn vị quản lý nhà nước về công nghiệp hỗ trợ thuộc Bộ Công Thương căn cứ vào các yêu cầu, tiêu chí lựa chọn đề án, đánh giá nội dung và tng hợp gửi Hội đồng thẩm định.

2. Với các đề án dự kiến xin hỗ trợ từ nguồn vốn địa phương, cơ quan có thẩm quyền tại địa phương hướng dẫn các đơn vị chủ trì nộp và tiếp nhận đề án; căn cứ vào các yêu cầu, tiêu chí lựa chọn đề án, đánh giá nội dung và tổng hợp gửi Hội đồng thẩm định do các địa phương thành lập.

Điều 12. Thẩm định và phê duyệt đề án

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập Hội đồng thẩm định các đề án thuộc Chương trình (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do lãnh đạo Bộ Công Thương làm Chủ tịch; thành phần bao gồm đại diện Bộ Công Thương, đại diện các bộ, ngành và các tổ chức liên quan. Hội đồng có nhiệm vụ thẩm định các đề án do các Đơn vị chủ trì xây dựng. Hội đồng có thể mời và tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình thẩm định.

Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn việc xây dựng, tiếp nhận, đánh giá sơ bộ các đề án; tổng hợp gửi Hội đồng để thẩm định; phê duyệt các đề án trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định, đánh giá và phê duyệt các đề án thuộc Chương trình sử dụng kinh phí của địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn việc xây dựng, tiếp nhận, đánh giá sơ bộ các đề án; tổng hợp gửi Hội đồng để thẩm định; phê duyệt đề án trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định.

Điều 13. Điều chỉnh và chấm dứt thực hiện đề án

1. Trường hợp Đơn vị chủ trì điều chỉnh, thay đổi nội dung hoặc chấm dứt thực hiện đề án đã được phê duyệt, phải có văn bản nêu rõ lý do và kiến nghị phương án điều chỉnh gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Trường hợp Đơn vị chủ trì không thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ đề án đã được phê duyệt hoặc xét thấy nội dung đề án không còn phù hợp, Bộ Công Thương hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương xem xét, quyết định việc chấm dứt thực hiện đề án.

3. Sau khi có quyết định điều chỉnh hoặc chấm dứt thực hiện đề án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc điều chuyển kinh phí còn dư (nếu có); việc quản lý và sử dụng kinh phí này các cơ quan và đơn vị liên quan lực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ngân sách.

Chương lV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý Chương trình, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội ngành hàng liên quan định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ.

2. Hướng dẫn xây dựng các đề án, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và ký kết với các đơn vị chủ trì thực hiện các đề án theo quy định tại Quy chế này.

3. Phê duyệt danh mục các đề án, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đề án thuộc Chương trình.

4. Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện các đề án thuộc Chương trình, đánh giá sự phù hợp với mục tiêu của từng đề án và mục tiêu tổng thể Chương trình.

5. Tổng hợp, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình và tổng hợp chung trong dự toán của bộ, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xem xét bố trí dự toán, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách.

6. Quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước giao để thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;

7. Hàng năm tổng hợp đánh giá kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chương trình.

8. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân và đơn vị liên quan thực hiện Chương trình.

9. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.

10. Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước khác theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Điều 15. Trách nhiệm của các bộ, ngành

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì bố trí vốn đầu tư phát triển theo quy định của Luật ngân sách để thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ Công Thương lập;

b) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.

2. Bộ Tài chính

a) Chủ trì bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp cho hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Luật ngân sách;

b) Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình theo đề nghị của Bộ Công Thương;

c) Ban hành mã số riêng đối với kinh phí thực hiện Chương trình tại Mục lục ngân sách nhà nước;

d) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong phạm vi địa phương, cụ thể:

1. Xây dựng, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương hàng năm và trong từng giai đoạn.

2. Quyết định hình thức và mức hỗ trợ từ kinh phí thực hiện Chương trình tại địa phương cho các nội dung quy định tại Quyết định này.

3. Bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương theo các quy định tại Quyết định này.

4. Xây dựng, gửi Bộ Công Thương tổng hợp các đề án thuộc Chương trình có sử dụng kinh phí cấp trung ương.

5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện Chương trình trên địa bàn địa phương.

6. Tích cực thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình của địa phương.

7. Theo dõi, đánh giá, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Công Thương về việc thực hiện Chương trình tại địa phương.

Điều 17. Trách nhiệm của Đơn vị chủ trì

1. Tổ chức thực hiện các đề án được phê duyệt theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ, dự toán trong hợp đồng đã ký; bảo đảm sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng chế độ tài chính hiện hành.

2. Đối với các đề án hỗ trợ từ ngân sách trung ương, đơn vị chủ trì gửi báo cáo tình hình thực hiện đề án về Bộ Công Thương trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.

3. Đối với các đề án hỗ trợ từ ngân sách của địa phương, đơn vị chủ trì gửi báo cáo tình hình thực hiện đề án về cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để tổng hợp và báo cáo Bộ Công Thương trước ngày 01 tháng 12 hàng năm.

4. Cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin chính xác liên quan đến tình hình thực hiện đề án và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát theo quy định.

Điều 18. Tổ chức kiểm tra, thực hiện Chương trình

1. Bộ Công Thương phối hợp vi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra định kỳ, đột xuất; đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của các đề án đảm bảo việc quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình được thực hiện đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

2. Đơn vị quản lý nhà nước về công nghiệp hỗ trợ không tiếp nhận đề án trong năm tiếp theo đối với Đơn vị chủ trì vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Quy chế này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

4. Các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./.

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 10/2017/QD-TTg

Hanoi, April 3, 2017

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT AND IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM ON DEVELOPMENT OF SUPPORTING INDUSTRIES

Pursuant to June 19, 2015 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government’s Decree No. 111/2015/ND-CP of November 3, 2015, on development of supporting industries;

At the proposal of the Minister of Industry and Trade;

The Prime Minister promulgates the Decision promulgating the Regulation on management and implementation of the Program on development of supporting industries.

Article 1. To promulgate together with this Decision the Regulation on management and implementation of the Program on development of supporting industries.

Article 2. This Decision takes effect on May 25, 2017.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

REGULATION

ON MANAGEMENT AND IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM ON DEVELOPMENT OF SUPPORTING INDUSTRIES
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision  No. 10/2017/QD-TTg of April 3, 2017)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Regulation applies to units responsible for implementing schemes under the Program (below referred to as responsible units), agencies managing the Program, beneficiaries of the Program and organizations and persons involved in supporting industry development activities.

Article 2. Responsible units

1. Responsible units are central and local state management agencies in charge of supporting industry development; and organizations assigned to implement schemes under the Program.

2. Responsible units may receive non-business funds and other funds to implement schemes and shall settle these funds in accordance with law.

3. Responsible units may sign contracts with organizations and individuals to perform work items under schemes.

Article 3. Funds for the Program implementation

1. Funds for the Program implementation at the central level shall come from the following sources:

a/ State budget funds that are allocated annually under plans;

b/ Funds and contributions from organizations and persons implementing supporting industry development activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Other lawful funding sources as prescribed by law.

2. Funds for the Program implementation at the local level shall come from the following sources:

a/ State budget funds annually allocated to provincial-level People’s Committees;

b/ Funds and contributions from organizations and persons implementing supporting industry development activities;

c/ Funds and contributions from organizations and individuals at home and abroad;

d/ Other lawful funding sources as prescribed by law.

3. State budget funds shall be allocated for the Program according to the following principles:

a/ Funds for the Program implementation at the central level shall be incorporated in annual budget expenditure estimates of the Ministry of Industry and Trade in accordance with regulations;

b/ Funds for the Program implementation at the local level shall be incorporated in annual budgets of provincial-level People’s Committees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Industry and Trade shall plan and estimate funds for the Program implementation at the central level, incorporate them into its annual budget estimates and submit them to competent state agencies for approval in accordance with law.

The Minister of Industry and Trade shall approve the Program and annual funds for implementation of its schemes on the basis of approved budget expenditure estimates for the Program notified by the Ministry of Finance.

2. Plans and cost estimates for the Program implementation at the local level shall be elaborated and incorporated into local budget estimates by provincial-level People’s Committees for submission to competent agencies for approval in accordance with law.

3. State budget funds for the Program implementation shall be estimated, approved, allocated, used, accounted and settled according to a separate code in the state budget index.

4. The Ministry of Industry and Trade may sign contracts on implementation of schemes under the Program at the central level; and competent local agencies may sign contracts on implementation of schemes under the Program at the local level.

5. Within 30 days after schemes are accepted under contracts, units implementing these schemes shall complete financial settlement dossiers under regulations.

6. For assigned and contracted schemes, allocated budget funds which have not been used up shall be dealt with in accordance with the current law on the state budget.

Chapter II

CONTENTS AND LEVELS OF SUPPORT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Main activities:

a/ To survey and assess demands, and develop standards and quality control regulations for supporting industry products;

b/ To assess and certify the capacity of supporting industry enterprises;

c/ To provide technical consultancy and assistance for supporting industry enterprises;

d/ To provide consultancy and support for enterprises to invest in supporting industries;

dd/ To assess and recognize enterprises with capacity and size meeting international requirements;

e/ To connect Vietnamese supporting industry enterprises with domestic and overseas enterprises;

g/ To hold seminars to promote and attract domestic and foreign investment in supporting industries;

h/ To organize fairs and exhibitions to connect supporting industries;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k/ To support enterprises in advertising and registering supporting industry product brands;

l/ To assist supporting industry enterprises in seeking and developing domestic and foreign markets for their products;

m/ To disseminate information on supporting industries in the mass media.

2. A support level of maximum 100% shall apply to the activities prescribed at Points a, b, c, d and dd, Clause 1 of this Article; and a support level of maximum 70% shall apply to the activities prescribed at Points e, g, h, i, k, 1 and m, Clause 1 of this Article.

Article 6. Supporting enterprises to apply management systems that satisfy business administration and manufacturing administration requirements of global manufacturing chains

1. Main activities:

a/ To assess capacity and demand for application of manufacturing management standards and systems in enterprises;

b/ To develop training programs and organize training for enterprises;

c/ To assess and recognize business administration and manufacturing administration systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Supporting training to raise the quality of human resources to meet requirements of the manufacture of supporting industry products

1. Main activities:

a/ To study and assess human resources demands of supporting industry enterprises;

b/ To develop training programs to raise qualifications and skills for state management staff and managers and technicians of supporting industry enterprises;

c/ To organize training courses on policy, management, technology and trade for state management staff and managers and technicians of supporting industry enterprises;

d/ To hire, cooperate and align with foreign specialists to support the training of manufacturing managers and administrators, technicians and technologists, etc.

2. A support level of maximum 70% shall apply to the activities prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 8. Supporting research and development, application, transfer and renovation of technologies in the experimental manufacture of components, spare parts and materials

1. Main activities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To develop and announce standards on raw materials, materials, components and spare parts; and national standards on raw materials, materials, components and spare parts in conformity with international standards;

c/ To introduce and disseminate a number of manufacturing technology processes and technical requirements on supporting industry products for supporting industry enterprises in Vietnam;

d/ To connect national and foreign experts to directly support domestic supporting industry enterprises;

dd/ To support research and application, experimental manufacture of supporting industry products, to prioritize technology development and transfer for supporting industry enterprises and research institutions;

e/ To support supporting industry enterprises in improving and renovating technology and experimentally manufacturing supporting industry products prioritized for development;

g/ To support enterprises in receiving advanced and state-of-the-art technologies, buying copyrights, patents and software; hiring foreign experts and training human resources;

h/ To support projects on research and experimental manufacture of supporting industry products prioritized for development. To partially fund researches that have been conducted by organizations or individuals with their own funds and brought about highly economic results in manufacturing activities;

i/ To support the purchase of main manufacturing and testing equipment for manufacturing activities and laboratories of supporting industry development centers under the scheme approved by the Ministry of Industry and Trade;

k/ To support the development and improvement of criteria for assessing enterprises in terms of supporting industry technology and products;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A support level of maximum 50% shall apply to the activities prescribed at Points dd, e, g, h, k and m, Clause 1 of this Article; a support level of maximum 70% shall apply to the activities prescribed at Points d and 1, Clause 1 of this Article; and a support level of maximum 100% shall apply to the activities prescribed at Points a, b, c and i, Clause 1 of this Article.

Article 9. Developing and annually disclosing information on supporting industries

1. Main activities:

a/ To survey, build and update databases on enterprises manufacturing finished products and supporting industry products in textile and garment, footwear, electronics, auto manufacture and assembly, manufacture engineering (including key engineering products) and hi-tech industries;

b/ To buy databases for common use by supporting industries (for databases that are unavailable in Vietnam or are available but unreliable);

c/ To provide information on supply and demand of the markets of supporting industry products and policies on supporting industries;

d/ To organize annual workshops to disclose information on national supporting industry production capacity;

dd/ To publish publications on supporting industries;

e/ To operate the supporting industry website.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

DEVELOPMENT AND IMPLEMENTATION OF SCHEMES UNDER THE PROGRAM

Article 10. Development of schemes

1. A responsible unit shall develop a scheme with the following contents:

a/ Description of the responsible unit’s experience, capacity and capability for implementation;

b/ Necessity and relevance of the scheme; c/ Detailed activities;

d/ Detailed cost estimates (covering proposed support levels from the Program’s funds and own funds (if any));

dd/ Implementation schedule;

e/ Expected results and products;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A scheme must meet the following requirements:

a/ To meet the practical requirements for supporting industry development;

b/ To be in line with approved supporting industry development orientations;

c/ To be in line with government-approved development strategies and master plans for economic regions, sectors and localities;

d/ To be feasible in terms of implementation method, time and schedule, human resources, funding and physical and technical foundations;

dd/ For schemes to be implemented over more than 1 fiscal year, the responsible unit shall plan contents and funds by year.

Article 11. Receipt and assessment of schemes

1. Schemes in need of central budget funds shall be submitted to the Ministry of Industry and Trade before March 31 of the year preceding the planning year.

The Ministry of Industry and Trade’s unit in charge of state management of supporting industries shall assess contents of schemes against scheme selection requirements and criteria and send the selected schemes to the Appraisal Council.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Appraisal and approval of schemes

1. The Minister of Industry and Trade shall establish the Appraisal Council for schemes under the Program (below referred to as the Appraisal Council) with the chairperson being a leader of the Ministry and members being representatives of the Ministry and related ministries, sectors and organizations. In the course of appraising schemes developed by responsible units, the Appraisal Council may consult specialists.

The Ministry of Industry and Trade shall guide the preparation, receipt and preliminary assessment of schemes; sum up and send them to the Appraisal Council for appraisal; and approve schemes on the basis of appraisal results of the Appraisal Council.

2. Provincial-level People’s Committees shall establish Appraisal Councils for appraisal, assessment and approval of locally funded schemes under the Program.

Provincial-level People’s Committees shall guide the preparation, receipt and preliminary assessment of schemes; sum up and send them to Appraisal Councils for appraisal; and approve schemes on the basis of appraisal results of Appraisal Councils.

Article 13. Adjustment and termination of implementation of schemes

1. A responsible unit which adjusts or modifies contents or terminates the implementation of an approved scheme shall send a document clearly stating the reason and the adjustment plan to a competent agency for consideration and decision.

2. The Ministry of Industry and Trade or a competent local agency shall consider and decide on the termination of implementation of a scheme which the responsible unit has failed to implement according to its approved objectives, contents and schedule or of a scheme the contents of which are no longer appropriate.

3. After the issuance of a decision adjusting or terminating the implementation of a scheme, the competent agency shall transfer unused funds (if any) to related agencies and units for management and use in accordance with the law on management and use of budget funds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 14. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade

The Ministry of Industry and Trade, which is assigned by the Government to manage the Program, shall perform the following tasks:

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with other related ministries, sectors, localities and commodity associations in, setting orientations for supporting industry development.

2. To guide the preparation of, and receive, appraise, approve and sign with responsible units to implement, schemes in accordance with this Regulation.

3. To approve lists of schemes under the Program and supervise and examine the implementation of these schemes.

4. To organize pre-acceptance tests of implementation results of schemes under the Program and assess the conformity of these results with the objectives of each scheme and with the Program’s goals.

5. To sum up and prepare cost estimates for the Program implementation and incorporate them into its budget estimates for sending to the Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance for consideration and allocation of funds and submission to competent authorities for decision under the Law on the State Budget.

6. To manage non-business funds allocated from the state budget for the Program implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. To develop and improve legal documents and guide localities and related organizations, individuals and units in implementing the Program.

9. To cooperate with organizations and individuals at home and abroad in attracting funds and resources to serve the development of supporting industries.

10. To perform other state management functions specified in Article 14 of the Government’s Decree No. 111/2015/ND-CP of November 3, 2015, on development of supporting industries.

Article 15. Responsibilities of ministries and sectors

1. The Ministry of Planning and Investment

a/ To assume the prime responsibility for allocating investment development funds in accordance with the Law on the State Budget for implementing the Program developed by the Ministry of Industry and Trade;

b/ To coordinate with the Ministry of Industry and Trade in guiding, examining and supervising the implementation of investment projects to build supporting industry development centers.

2. The Ministry of Finance

a/ To assume the prime responsibility for allocating non-business funds for supporting industry development activities in accordance with the Law on the State Budget;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To issue a separate code for funds for the Program implementation in the state budget index;

d/ To coordinate with the Ministry of Industry and Trade in guiding, inspecting and supervising the Program implementation.

Article 16. Responsibilities of provincial-level People’s Committees

To perform the state management of the Program within their localities, specifically:

1. To prepare, receive, appraise, approve, and organize the implementation of, the Program in their localities annually and in each period.

2. To decide on the form and level of support of funds for the Program implementation in their localities for the activities prescribed in this Decision.

3. To ensure local budget funds for the Program implementation in their localities in accordance with this Decision.

4. To develop and send to the Ministry of Industry and Trade for sum-up centrally funded schemes under the Program.

5. To organize examination and inspection, and settle complaints and denunciations in the Program implementation in their localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. To monitor, assess and annually report to the Ministry of Industry and Trade on the Program implementation in their localities.

Article 17. Responsibilities of responsible units

1. To organize the implementation of approved schemes according to the objectives, contents, schedules and cost estimates under signed contracts; to ensure efficient and effective use of funds and take responsibility for expenditures according to current financial regulations.

2. To report on the implementation of centrally funded schemes to the Ministry of Industry and Trade before December 1 every year.

3. To report on the implementation of locally funded schemes to competent local agencies for sum-up and reporting to the Ministry of Industry and Trade before December 1 every year.

4. To provide sufficient documents and accurate information on the implementation of schemes and facilitate examination and supervision activities in accordance with regulations.

Article 18. Organization of examination and implementation of the Program

1. The Ministry of Industry and Trade shall coordinate with the Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment in periodically and irregularly examining and assessing the performance of tasks and objectives of schemes to ensure proper, efficient and effective management and use of funds for the Program.

2. The unit in charge of state management of supporting industries shall not receive schemes in the following year from responsible units that have violated Clauses 1,2 and 3, Article 17 of this Regulation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Depending on the severity of their violations, violators of this Regulation be handled in accordance with current law.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/04/2017 Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.493

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.85
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!