Kinh doanh vận tải đường sắt là gì? Nếu kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hại thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có được bồi thường không?
- Kinh doanh vận tải đường sắt là gì?
- Nếu kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hại thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có được bồi thường không?
- Để được chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm khi sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt thì hành khách cần làm gì?
- Hành khách có phải trả tiền cho hành lý mang theo khi sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt?
Kinh doanh vận tải đường sắt là gì?
Kinh doanh vận tải đường sắt (Hình từ Internet)
căn cứ theo Điều 3 Luật Đường sắt 2017 định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
....
21. Kinh doanh vận tải đường sắt là việc thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa bằng đường sắt nhằm mục đích sinh lợi.
Theo đó kinh doanh vận tải đường sắt là việc vận chuyển hành khách, hành lý hoặc hàng hóa bằng phương tiện giao thông đường sắt để thu lợi nhuận thì sẽ được gọi là kinh doanh vận tải đường sắt.
Nếu kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hại thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có được bồi thường không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Luật Đường sắt 2017 quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp các thông tin về kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt để kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định;
c) Tạm ngừng chạy tàu khi xét thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
d) Được bồi thường thiệt hại do lỗi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc do tổ chức, cá nhân khác gây ra;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó người kinh doanh vận tải đường sắt được bồi thường thiệt hại do lỗi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc do tổ chức, cá nhân khác gây ra.
Ngoài ra người kinh doanh vận tải đường sắt có quyền tạm ngừng chạy tàu khi xét thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Để được chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm khi sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt thì hành khách cần làm gì?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Đường sắt 2017 quy định về trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách như sau:
Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính trong giá vé hành khách.
2. Vé hành khách, giấy tờ đi tàu là bằng chứng để chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
3. Việc bảo hiểm cho hành khách thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó để được chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm khi sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt thì hành khách cần giữ cẩn thận vé hành khách hoặc các giấy tờ chứng minh cho việc đi tàu do vé hành khách,bởi vì giấy tờ đi tàu là bằng chứng để chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Hành khách có phải trả tiền cho hành lý mang theo khi sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật Đường sắt 2017 quy định về quyền, nghĩa vụ của hành khách như sau:
Quyền, nghĩa vụ của hành khách
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả tiền vận chuyển đối với hành lý mang theo người trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
b) Trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
c) Được hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
d) Được bảo hiểm về tính mạng, sức khỏe theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó khách hàng không phải trả tiền vận chuyển đối với hành lý mang theo người trong phạm vi mà doanh nghiệp kinh doanh vận tải quy định.
Bên cạnh đó hành khách còn được bảo hiểm về tính mạng, sức khỏe theo quy định của pháp luật, trả lại vé hoàn tiền theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra căn cứ theo khoản 1 Điều 60 Luật Đường sắt 2017 quy định về quyền, nghĩa vụ của hành khách như sau:
Quyền, nghĩa vụ của hành khách
...
2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có vé hành khách, vé hành lý và tự bảo quản hành lý mang theo người;
b) Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tàu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó khi tham gia dịch vụ kinh doanh vận tải đường sắt khách hàng có nghĩa vụ bồi thường nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệp vận tải đường sắt chấp hành nghiêm nội quy đi tàu, phải có vé hành khách và tự bảo quản hành lý cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?