Kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Việt Nam được quy định thế nào? Các loại hàng hóa nào bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất?
Kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Việt Nam được quy định thế nào?
Tại Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Việt Nam như sau:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:
a) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;
c) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật này.
2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
4. Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, việc kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Việt Nam được thực hiện theo quy định trên.
Kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Các loại hàng hóa nào bị cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất là gì?
Căn cứ theo Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa thuộc các trường hợp sau đây:
- Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;
- Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;
- Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.
Chính phủ là cơ quan quy định chi tiết Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu. Cụ thể được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Trường hợp để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định, công bố công khai hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Ngoài kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thì còn hình thức tạm nhập tái xuất nào khác không?
Căn cứ theo điều 41 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì:
Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
1. Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
2. Thủ tục tạm nhập, tái xuất được thực hiện như sau:
a) Thương nhân phải có giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
3. Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.
4. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khi tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa theo quy định thì thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/TTTP/doanh-nghiep-kinh-doanh-tam-nhap-tai-xuat-hang-hoa-co-thue-tieu-thu-dac-biet-can-phai-dap-ung-nhung-dieu-kien-gi.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/tam-nhap-tai-xuat-ruou.jpg)
![Thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa là bao lâu?](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/TuanKiet/220808/thoi-han-tam-nhap.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/3/16/QK/tam-nhap-tai-xuat.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TT/031024/cong-khai-hang-hoa-3.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNY/tam-nhap-tai-xuat-tam-xuat-tai-nhap.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/19092024/container-rong-moi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/230624/tam-nhap.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/hai-quan-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/kinh-doanh-hang-thuc-pham-dong-lanh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTT/14052024/tam-nhap-tai-xuat-phuong-tien-chua-hang-hoa-xuat-khau-nhap-khau-theo-phuong-thuc-quay.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về chuyển làn đường 2025? Lỗi chuyển làn đường không có tín hiệu theo Nghị định 168: Mức phạt, có bị trừ điểm GPLX?
- Mẫu giấy xác nhận hồ sơ xe cơ giới mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Thông tư 79? Tải về mẫu giấy xác nhận hồ sơ xe?
- Mẫu công văn đề nghị thanh toán công nợ mới nhất? Tải về mẫu công văn đề nghị thanh toán công nợ?
- Viết cảm nhận về Chiến thắng lịch sử Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975 và trách nhiệm của cá nhân 5000 từ?
- Đổi bằng lái xe trong trường hợp nào phải chờ xác minh? Cách thức thực hiện xác minh khi đổi bằng lái xe?