Kinh doanh rượu từ bao nhiêu độ trở lên mới cần xin giấy phép? Khi nào kinh doanh rượu không cần công bố sản phẩm?
Kinh doanh rượu từ bao nhiêu độ trở lên mới cần xin giấy phép?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý rượu
1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
3. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.
Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép.
Như vậy khi kinh doanh rượu có nồng độ cồn từ 5,5 độ trở lên thì cần phải xin giấy phép.
Kinh doanh rượu (Hình từ Internet)
Khi nào kinh doanh rượu không cần công bố sản phẩm?
Về nội dung này tại Điều 5 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:
Chất lượng và an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu thực hiện công bố sản phẩm rượu, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Thủ tục công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác liên quan.
Theo quy định trên thì khi tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu phải thực hiện công bố sản phẩm rượu, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.
Kinh doanh rượu có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay không?
Về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014) có quy định như sau:
Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại;
h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã.
Như vậy rượu là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Và theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 thì người kinh doanh rượu sẽ phải nộp thuế này.
Về căn cứ tính thuế theo Điều 5 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó
- Giá tính thuế căn cứ Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật quản lý thuế 2016) quy định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
- Về thuế suất hiện nay của hàng hóa nhập khẩu là rượu bia thì căn cứ theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (Được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014) quy định như sau:
+ Đối với rượu từ 20 độ trở lên thuế suất là 65%
+ Đối với rượu dưới 20 độ thuế suất là 35%
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật?
- Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông?
- Không phải thực hiện tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư nào? Trách nhiệm thực hiện tham vấn trong ĐTM?
- Kinh doanh hàng hóa viễn thông là một trong các hình thức kinh doanh viễn thông? Có được miễn giấy phép viễn thông khi kinh doanh hàng hóa viễn thông?
- Xét xử sơ thẩm là gì? Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Viện kiểm sát có quyền kết luận tội khác nhẹ hơn?