Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Người tiêu dùng thực phẩm có những quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định hiện nay?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm những loại hình nào?
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Người tiêu dùng thực phẩm có những quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo Điều 9 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm cụ thể như sau:
(1) Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây:
- Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy
cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.
(2) Người tiêu dùng thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
- Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có bị xử phạt không?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm những loại hình nào?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:
"5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể."
Như vậy, theo quy định nêu trên, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể được xem là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
"1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực."
Theo đó, không phải trong mọi trường hợp kinh doanh dịch vụ ăn uống đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đối với các trường hợp nêu trên thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
"1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm."
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) thì mức phạt trên đây là mức phạt được áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền với tổ chức.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng. Trừ những cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì sẽ không bị xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?