Kiểm tra viên thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu có những trách nhiệm và quyền hạn gì?
- Kiểm tra viên thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu cần phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Trách nhiệm của kiểm tra viên thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất ra sao?
- Đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu, kiểm tra viên có những quyền hạn gì?
Kiểm tra viên thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu cần phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT có quy định về kiểm tra viên như sau:
Yêu cầu đối với kiểm tra viên, trưởng đoàn thẩm định
1. Đối với kiểm tra viên:
a) Trung thực, khách quan, không có quan hệ về lợi ích kinh tế với tổ chức, cá nhân xuất khẩu lô hàng (sau đây gọi tắt là Chủ hàng) hoặc chủ Cơ sở được kiểm tra, thẩm định;
b) Đã tham gia khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định hoặc khóa đào tạo thẩm định;
c) Đủ sức khỏe để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, muốn trở thành kiểm tra viên thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu thì đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
Kiểm tra viên thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu có những trách nhiệm và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của kiểm tra viên thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất ra sao?
Trách nhiệm của kiểm tra viên thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 39 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể như sau:
- Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp, căn cứ thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở sản xuất theo quy định;
- Bảo mật các thông tin liên quan đến sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đảm bảo tính chính xác, công khai, minh bạch, trung thực, khách quan và không phân biệt đối xử khi thực hiện nhiệm vụ;
- Không yêu cầu các nội dung ngoài quy định gây sách nhiễu, phiền hà cho Cơ sở;
- Chấp hành sự phân công của trưởng đoàn thẩm định và thủ trưởng Cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định trước thủ trưởng Cơ quan thẩm định và trước pháp luật
Như vậy, khi thực hiện thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu, kiểm tra viên có 04 trách nhiệm nêu trên.
Đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu, kiểm tra viên có những quyền hạn gì?
Tại khoản 2 Điều 39 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT có quy định về quyền hạn của kiểm tra viên như sau:
Kiểm tra viên thẩm định điều kiện đảm bảo ATTP
...
2. Quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu, mẫu vật (nếu có) phục vụ cho công tác thẩm định;
b) Ra vào nơi sản xuất, bảo quản, kho hàng; xem xét hồ sơ, lấy mẫu, chụp ảnh, sao chép, ghi chép các thông tin cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ thẩm định;
c) Lập biên bản, đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp Cơ sở, vi phạm các quy định có liên quan đến bảo đảm ATTP;
d) Bảo lưu ý kiến cá nhân và báo cáo với thủ trưởng Cơ quan thẩm định trong trường hợp chưa nhất trí với ý kiến kết luận của trưởng đoàn thẩm định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 40 Thông tư này.
Theo đó, trong công tác thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu có tổng cộng 04 quyền hạn.
Đối chiếu với quy định hiện hành về quyền hạn của kiểm tra viên tại điểm đ khoản 2 Điều 39 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm b khoản 23 Điều 1 Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Kiểm tra viên
...
đ) Từ chối thực hiện kiểm tra, thẩm định trong trường hợp chủ Cơ sở không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 38 Thông tư này.
Dẫn chiếu đến điểm b khoản 1 Điều 38 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT và điểm c khoản 1 Điều 38 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm b khoản 23 Điều 1 Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT như sau:
Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận ATTP
1. Trách nhiệm:
...
b) Bố trí người có thẩm quyền đại diện cho Cơ sở để làm việc với đoàn thẩm định tại Cơ sở;
c) Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan, mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của đoàn thẩm định và chịu trách nhiệm về những thông tin, tài liệu đã cung cấp;
Từ những quy định trên, kiểm tra viên còn có quyền từ chối thực hiện kiểm tra, thẩm định trong trường hợp:
+ Chủ Cơ sở không bố trí người có thẩm quyền để làm việc với đoàn thẩm định;
+ Chủ Cơ sở không cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan, mẫu sản phẩm theo yêu cầu của đoàn thẩm định.
Tuy nhiên, quy định mới đã hủy bỏ quyền này của kiểm tra viên, còn lại 04 quyền hạn như đã nêu.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?