Kiểm tra máy bơm ly tâm chữa cháy ở những phần có nhiệt độ cao dễ tiếp xúc và gây bị thương cho người vận hành phải đảm bảo yêu cầu gì?
Kiểm tra máy bơm ly tâm chữa cháy ở những phần có nhiệt độ cao dễ tiếp xúc và gây bị thương cho người vận hành phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiết 7.2.2 tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12110:2018 về Phòng cháy chữa cháy - Bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra như sau:
Phương pháp kiểm tra
...
Kiểm tra
7.2.1 Thao tác, vận hành bơm chữa cháy hoạt động bình thường, tiến hành kiểm tra bơm chữa cháy đảm bảo yêu cầu tại 6.1.2, 6.1.3, 6.1.4, 6.1.5, 6.1.6, 6.1.7, 6.1.8 của tiêu chuẩn này.
7.2.2 Bằng phương pháp quan sát: Bộ phận truyền động và các bộ phận khác có nhiệt độ cao dễ tiếp xúc và gây bị thương cho người vận hành có thiết bị che phủ đảm bảo yêu cầu tại 6.1.9 của tiêu chuẩn này.
7.2.3 Vận hành bơm chữa cháy hoạt động với áp suất làm việc bằng 1,5 lần áp suất định mức tối thiểu của bơm chữa cháy phải đảm bảo yêu cầu quy định tại 6.1.10 của tiêu chuẩn này.
7.2.4 Bằng phương pháp cân: Khối lượng khô của bơm chữa cháy phải đảm bảo yêu cầu tại 6.1.11, của tiêu chuẩn này.
7.2.5 Vận hành bơm chữa cháy trong mọi điều kiện ánh sáng đảm bảo yêu cầu tại 6.1.12 của tiêu chuẩn này.
7.2.5 Bằng phương pháp quan sát kiểm tra hệ thống nhiên liệu phải đảm bảo yêu cầu tại 6.2.2 của tiêu chuẩn này.
Đổ đầy nhiên liệu vào bình nhiên liệu, cho bơm chữa cháy hoạt động với công suất tối đa kiểm tra dung tích bình nhiên liệu phải đảm bảo theo yêu cầu tại 6.2.2 của tiêu chuẩn này.
7.2.6 Kiểm tra hệ thống làm mát: Cho bơm chữa cháy hoạt động ngoài trời trong thời gian 15 phút, dùng thiết bị đo nhiệt độ tiến hành đo nhiệt độ của xilanh, nhiệt độ đo được phải đảm bảo yêu cầu tại 6.2.3 của tiêu chuẩn này.
7.2.7 Dùng đồng hồ đo điện đo ắc quy và kiểm tra các thiết bị khác đảm bảo yêu cầu tại 6.2.4 của tiêu chuẩn này.
7.2.8 Cho bơm chữa cháy hoạt động ở mức công suất tối đa, tiến hành đo độ ồn của bơm chữa cháy đảm bảo yêu cầu tại 6.2.5 của tiêu chuẩn này.
7.2.9 Kiểm tra đặc tính kỹ thuật của động cơ bơm chữa cháy đảm bảo theo yêu cầu tại 6.2.6:
a) Phương pháp thử, công bố, ký hiệu công suất, tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn của động cơ bơm chữa cháy theo điều 6 đến điều 14 TCVN 7144-1: 2008 (ISO 3046-1: 2002);
b) Các phép đo thử động cơ bơm chữa cháy theo điều 7 TCVN 7144-3:2007 (ISO 3046-3:2006);
c) Thử nghiệm hệ thống điều khiển tốc độ của động cơ bơm chữa cháy theo điều 7 TCVN 7144-4:2013 (ISO 3046-4:2009).
7.2.10 Lắp ống hút và đặt bơm chữa cháy tại vị trí chiều cao hút nước tối thiểu 3000 mm, lắp thiết bị đo lưu lượng và đo áp suất trên đường họng phun, cho bơm chữa cháy hoạt động và đo kiểm tra đảm bảo yêu cầu tại mục 6.3.1 của tiêu chuẩn này.
7.2.12 Kiểm tra và thử nghiệm đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm theo điều 6 TCVN 8531:2010 (ISO 9905:1994) phải đảm bảo yêu cầu tại 6.3.2 và 6.3.3 của tiêu chuẩn này.
7.2.13 Bằng phương pháp đo: Kích thước đường kính trong họng hút và họng phun phải đảm bảo yêu cầu tại 6.3.4, 6.3.5 của tiêu chuẩn này.
Phương pháp kiểm tra yêu cầu kỹ thuật đầu nối họng hút và họng xả theo Điều 4 TCVN 5739:1993.
7.2.14 Lắp ống hút và đặt bơm tại vị trí chiều cao hút nước tối thiểu 3000 mm, đóng kín các van họng phun, tiến hành hút chân không, khi nước đã điền đầy bơm ly tâm thì tăng ga cho bơm chữa cháy hoạt động với áp suất bằng 1,5 lần áp suất định mức tối thiểu tại mục 6.3.1 và quan sát bơm nếu không có hiện tượng dò rỉ nước thì độ kín của bơm đạt yêu cầu.
7.2.15 Lắp ống hút (dài khoảng 8000 mm) và đặt bơm tại vị trí chiều cao hút nước tại mục 6.3.6 của tiêu chuẩn này, đóng kín các van họng phun, tiến hành hút chân không và kiểm tra các thông số kỹ thuật của bơm mồi nước phải đảm bảo yêu cầu tại mục 6.3.8 của tiêu chuẩn này.
Như vậy, khi kiểm tra máy bơm ly tâm chữa cháy ở những phần có nhiệt độ cao dễ tiếp xúc và gây bị thương cho người vận hành phải có thiết bị che phủ đảm bảo yêu cầu tại 6.1.9 của tiêu chuẩn này.
Bơm chữa cháy ly tâm (Hình từ Internet)
Máy bơm ly tâm chữa cháy có biển ghi nhãn thì được gắn như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12110:2018 về Phòng cháy chữa cháy - Bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra như sau:
Ghi nhãn
8.1 Biển nhãn phải được gắn chắc chắn vào bơm chữa cháy.
8.2 Trên biển nhãn có tối thiểu các thông tin sau:
- Tên (hoặc nhãn hiệu);
- Số nhận dạng (như số hiệu của sản phẩm,...);
- Kiểu;
- Năm sản xuất;
- Kích thước;
- Công suất bơm;
- Lưu lượng;
- Cột áp;
8.3 Bơm chữa cháy và các bộ phận được cung cấp ở dạng tháo rời khỏi bơm chữa cháy phải được ghi nhãn, số hiệu nhận dạng một cách rõ ràng.
Như vậy, tại tiêu chuẩn trên thì biển nhãn phải được gắn chắc chắn vào máy bơm ly tâm chữa cháy.
Vật liệu dùng để đóng gói bên ngoài khi vận chuyển máy bơm ly tâm ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12110:2018 về Phòng cháy chữa cháy - Bơm ly tâm chữa cháy loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra như sau:
Bao gói và vận chuyển
9.1 Vật liệu dùng để đóng gói bên ngoài sử dụng thùng gỗ /hoặc các vật liệu khác tương đương trên để đảm bảo điều kiện vận chuyển.
9.2 Vật liệu bên trong thùng bơm chữa cháy là những vật có độ đàn hồi cao như xốp, giấy, vải mềm, carton,... các vật liệu này có tác dụng hạn chế các va chạm trong quá trình vận chuyển.
9.3 Bao gói bơm chữa cháy phải có biện pháp giữ bơm chữa cháy không bị ẩm ướt trong quá trình bảo quản và vận chuyển.
9.4 Vận chuyển bơm chữa cháy phải đảm bảo các điều kiện sau:
9.4.1 Không bị biến dạng cục bộ do trọng lượng và các bộ phận của bơm chữa cháy;
9.4.2 Các bộ phận khác phải đủ để chịu được toàn bộ quá trình vận chuyển bơm chữa cháy.
Như vậy, vật liệu dùng để đóng gói bên ngoài khi vận chuyển máy bơm ly tâm là thùng gỗ /hoặc các vật liệu khác tương đương trên để đảm bảo điều kiện vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn giải trình chênh lệch doanh thu? Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện thế nào?
- Ý nghĩa của bánh chưng? Nguồn gốc của bánh chưng? Tết Âm lịch 2025 người lao động, CBCCVC được nghỉ mấy ngày?
- Ngày 27 tháng 1 là ngày gì? Ngày 27 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Mẫu Trích Nghị quyết xét đề nghị tặng Huy hiệu Đảng mới nhất? Tải mẫu? Nội dung chương trình lễ trao tặng Huy hiệu Đảng gồm những gì?
- Mẫu nghị quyết chi bộ đề nghị tặng Huy hiệu Đảng? Tải về Nghị quyết đề nghị tặng Huy hiệu Đảng?