Kiểm toán viên nhà nước là lãnh đạo, quản lý phải ứng xử trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Kiểm toán viên nhà nước là lãnh đạo, quản lý phải ứng xử trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN 2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định về Kiểm toán viên nhà nước là lãnh đạo, quản lý ứng xử trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước như sau:
(1) Thực hiện đầy đủ quy tắc ứng xử theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN 2024.
(2) Phải xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong cơ quan, đơn vị, trong hoạt động kiểm toán;
Nắm bắt kịp thời tâm lý của Kiểm toán viên nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý để có cách thức điều hành phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy hết khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm toán viên nhà nước;
Tạo điều kiện phát huy dân chủ trong công tác và động viên, khuyến khích phát huy sáng kiến của các Kiểm toán viên nhà nước;
Tôn trọng và tạo niềm tin cho Kiểm toán viên nhà nước khi giao nhiệm vụ và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ danh dự của Kiểm toán viên nhà nước khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật;
(3) Nghiêm cấm hành vi cậy quyền, hách dịch đối với cấp dưới, áp đặt ý kiến theo cảm tính cá nhân của mình làm ảnh hưởng việc thực hiện nhiệm vụ, kết quả quản lý điều hành và kết quả kiểm toán;
(4) Đảm bảo hành xử công bằng, không thiên vị, không phân biệt về giới tính, tình trạng hôn nhân, quan hệ gia đình, người khuyết tật, tôn giáo, dân tộc trong quá trình quản lý, phân công nhiệm vụ, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; không đe dọa, trù dập, trả thù người góp ý, phê bình;
(5) Phải đưa ra ý kiến chỉ đạo, kết luận cụ thể các vấn đề trong điều hành, quản lý hoạt động kiểm toán, nghiêm cấm các ý kiến chỉ đạo chung chung gây khó khăn cho cấp dưới thực hiện;
Không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ do mình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị hoặc quyền lợi chính đáng, danh dự của đồng nghiệp, cấp dưới;
(6) Nghiêm cấm các hành vi che giấu và làm sai lệch nội dung phản ánh của cấp dưới, của cơ quan, tổ chức khác hoặc của công dân về những việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do đơn vị mình được giao thực hiện không đúng quy định của pháp luật.
Kiểm toán viên nhà nước là lãnh đạo, quản lý phải ứng xử trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Các hành vị bị nghiêm cấm của kiểm toán viên nhà nước gồm các hành vi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có cụm từ bị thay thế tại điểm a khoản 15 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm của kiểm toán viên nhà nước bao gồm:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
b) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
c) Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
d) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
g) Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
b) Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
c) Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
d) Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
đ) Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
3. Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, kiểm toán viên nhà nước nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
- Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
- Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
- Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
Kiểm toán viên nhà nước gồm bao nhiêu ngạch?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định kiểm toán viên nhà nước gồm các ngạch sau đây:
Các ngạch Kiểm toán viên nhà nước
1. Kiểm toán viên nhà nước gồm các ngạch sau đây:
a) Kiểm toán viên;
b) Kiểm toán viên chính;
c) Kiểm toán viên cao cấp.
Như vậy, kiểm toán viên nhà nước gồm 03 ngạch, đó là: Kiểm toán viên; Kiểm toán viên chính; Kiểm toán viên cao cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?