Kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước tại cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia có những sai sót thường gặp nào?
- Kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước tại cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia căn cứ vào đâu?
- Nội dung và thủ tục kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước tại cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia như thế nào?
- Kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước tại cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia có những sai sót và gian lận thường gặp nào?
Kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước tại cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo Điều 21 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:
Căn cứ kiểm toán
1. Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành;
2. Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (đối với Chương trình sử dụng vốn hỗ trợ ODA);
3. Các văn bản hướng dẫn xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách;
4. Các văn bản pháp lý khác có liên quan đến Chương trình;
5. Các quyết định giao dự toán, phân bổ ngân sách của cấp có thẩm quyền;
6. Các văn bản quy định định mức chi tiêu liên quan;
7. Chế độ kế toán chủ đầu tư, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản quy định của Chương trình về kế toán;
8. Các hiệp định, cam kết với nhà tài trợ (nếu có).
Như vậy, căn cứ kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước tại cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia được quy định cụ thể trên.
Kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước tại cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (Hình từ Internet)
Nội dung và thủ tục kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước tại cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 24 Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:
Nội dung và thủ tục kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước
1. Tại các cơ quan tài chính, kho bạc, ngân hàng
a) Thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định về cấp phát, thanh toán: Chọn mẫu kiểm tra hồ sơ giải ngân một số khoản để đánh giá việc tuân thủ các thủ tục giải ngân, thanh toán theo quy định; tuân thủ các quy định về thời gian xét duyệt hồ sơ tại các cơ quan tài chính; các trường hợp tiến độ giải ngân chậm phải xác định rõ nguyên nhân và đánh giá tác động, hậu quả của việc giải ngân chậm;
b) Việc chấp hành các quy định về quản lý, ghi thu, ghi chi các khoản lãi tiền gửi tại các ngân hàng, các khoản viện trợ, hoàn thuế của vốn ODA tài trợ.
2. Tại các cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình: Thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ tài liệu, kết hợp với điều tra phỏng vấn, đối chiếu với các đơn vị liên quan để thu thập các bằng chứng đánh giá các nội dung sau:
a) Tiến độ giải ngân;
b) Công tác quản lý và sử dụng vốn;
c)) Việc sử dụng vốn (có đúng mục đích, nội dung, đúng đối tượng?);
d) Việc chấp hành các định mức chi tiêu, định mức hỗ trợ;
đ) Chấp hành các quy định về quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản;
e) Việc chấp hành chính sách thuế hiện hành của nhà nước.
Như vậy, nội dung và thủ tục kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước tại cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia như sau:
- Thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ tài liệu, kết hợp với điều tra phỏng vấn, đối chiếu với các đơn vị liên quan để thu thập các bằng chứng đánh giá các nội dung sau:
- Tiến độ giải ngân;
- Công tác quản lý và sử dụng vốn;
- Việc sử dụng vốn (có đúng mục đích, nội dung, đúng đối tượng?);
- Việc chấp hành các định mức chi tiêu, định mức hỗ trợ;
- Chấp hành các quy định về quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản;
- Việc chấp hành chính sách thuế hiện hành của nhà nước.
Kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước tại cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia có những sai sót và gian lận thường gặp nào?
Căn cứ theo Mục 2.2 Phần III Phụ lục Một số sai sót và gian lận thường gặp Ban hành kèm theo Quyết định 01/2013/QĐ-KTNN quy định như sau:
KIỂM TOÁN VIỆC TUÂN THỦ PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
...
2.2. Việc chấp hành Ngân sách
- Thanh toán không đảm bảo thủ tục, hồ sơ theo quy định.
- Thanh toán không đảm bảo quy định về thời gian xét duyệt hồ sơ theo quy định.
- Thanh toán chậm tiến độ theo quy định.
- Không ghi thu, ghi chi kịp thời các khoản viện trợ, các khoản hoàn thuế theo quy định.
- Khoản lãi tiền gửi không được xử lý kịp thời theo quy định.
- Sử dụng vốn sai mục đích, nội dung, đối tượng.
- Sai các định mức chi tiêu, định mức hỗ trợ.
- Vi phạm các quy định về quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản.
- Phê duyệt không đúng thẩm quyền.
- Chấp hành không đúng quy định về thời gian quyết toán.
- Chấp hành không đúng quy định về chỉnh lý quyết toán.
- Chấp hành chưa đúng các quy định về chế độ báo cáo.
- Không thực hiện công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán theo quy định.
- Xử lý các khoản kết dư ngân sách không đúng quy định.
...
Theo đó, khi kiểm toán việc chấp hành Ngân sách nhà nước tại cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia có những sai sót và gian lận thường gặp được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 162/2024 về điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô như thế nào?
- Hướng dẫn CSGT giám định chuyên môn, định giá thiệt hại tài sản theo Thông tư 72 như thế nào?
- Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? Công tác xã hội được hiểu như thế nào?
- Thông tư 88/2024 về nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025? Xem toàn văn Thông tư 88/2024 ở đâu?
- Bảng đánh giá năng lực nhân viên cuối năm? Tải về Bảng đánh giá năng lực nhân viên cuối năm mới nhất?