Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam làm việc theo chế độ nào? Chế độ làm việc của Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam được quy định như thế nào?
Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên ban hành kèm theo Quyết định 2156/QĐ-BNN-ĐMDNnăm 2013, có quy định về chế độ hoạt động của Kiểm soát viên như sau:
Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên có nhiệm kỳ không quá ba (03) năm và được Bộ xem xét bổ nhiệm lại nếu hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên. Tùy thuộc vào quy mô vốn, phạm vi địa bàn và ngành, lĩnh vực kinh doanh, Bộ bổ nhiệm từ một (01) đến ba (03) Kiểm soát viên tại Tổng công ty, trong đó có ít nhất 01 (một) Kiểm soát viên có trình độ chuyên môn bậc đại học về tài chính, kế toán, kiểm toán.
2. Kiểm soát viên làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Một (01) Kiểm soát viên có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại không quá ba (03) công ty TNHH một thành viên. Trường hợp bổ nhiệm hai (02) Kiểm soát viên trở lên, Bộ giao cho một (01) Kiểm soát viên phụ trách chung để lập kế hoạch công tác, phân công, điều phối công việc của các Kiểm soát viên. Kiểm soát viên phụ trách chung làm việc theo chế độ chuyên trách.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Chế độ làm việc của Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên ban hành kèm theo Quyết định 2156/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013, có quy định về chế độ hoạt động của Kiểm soát viên như sau:
Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên
…
5. Chế độ làm việc của Kiểm soát viên:
a) Tháng 1 hàng năm, Kiểm soát viên chủ động xây dựng Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên gửi Kiểm soát viên phụ trách chung, lấy ý kiến Hội đồng thành viên trước khi trình Bộ phê duyệt;
b) Căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ phê duyệt, hàng tháng, quý Kiểm soát viên phải có kế hoạch làm việc, lịch kiểm tra cụ thể tại Tổng công ty gửi Hội đồng thành viên, các tổ chức và cá nhân có liên quan của Tổng công ty để phối hợp thực hiện.
Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót và không gây thiệt hại cho Tổng công ty, Kiểm soát viên có thể chủ động thực hiện nhưng phải báo cáo Bộ trong thời gian sớm nhất có thể; Trong quá trình làm việc, Kiểm soát viên cần phát hiện sớm những sai phạm, những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ghi nhận lại sự việc, hiện trạng, nêu khuyến cáo, đồng thời chủ động thông báo đến Hội đồng thành viên và báo cáo Bộ để có biện pháp xử lý;
c) Khi thực hiện nhiệm vụ Kiểm soát viên phải có yêu cầu bằng văn bản gửi Hội đồng thành viên về nội dung cần cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời gian cần cung cấp và thời gian xem xét hồ sơ, tài liệu của Tổng công ty; kết quả làm việc phải lập thành biên bản gửi Hội đồng thành viên và Bộ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chế độ làm việc của Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam được quy định như sau:
- Tháng 1 hàng năm, Kiểm soát viên chủ động xây dựng Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên gửi Kiểm soát viên phụ trách chung, lấy ý kiến Hội đồng thành viên trước khi trình Bộ phê duyệt;
- Căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ phê duyệt, hàng tháng, quý Kiểm soát viên phải có kế hoạch làm việc, lịch kiểm tra cụ thể tại Tổng công ty gửi Hội đồng thành viên, các tổ chức và cá nhân có liên quan của Tổng công ty để phối hợp thực hiện;
- Khi thực hiện nhiệm vụ Kiểm soát viên phải có yêu cầu bằng văn bản gửi Hội đồng thành viên về nội dung cần cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời gian cần cung cấp và thời gian xem xét hồ sơ, tài liệu của Tổng công ty; kết quả làm việc phải lập thành biên bản gửi Hội đồng thành viên và Bộ.
Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam kiểm tra giám sát bằng phương pháp nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 7 Điều 4 Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên ban hành kèm theo Quyết định 2156/QĐ-BNN-ĐMDN năm 2013, có quy định về chế độ hoạt động của Kiểm soát viên như sau:
Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên
…
7. Các phương pháp và hình thức kiểm tra, giám sát:
a) Phương pháp kiểm tra:
- Kiểm tra gián tiếp: thông qua các tài liệu, báo cáo và thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, kiểm soát viên kiểm tra, đối chiếu với các quy định của Nhà nước, Điều lệ và các Quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty để kiến nghị các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh;
- Kiểm tra trực tiếp: Kiểm soát viên trực tiếp làm việc với các bộ phận nghiệp vụ và các đơn vị thuộc Tổng công ty để giám sát tại chỗ việc chấp hành các quy định của Nhà nước, Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty.
b) Hình thức kiểm tra, giám sát:
- Kiểm tra định kỳ: căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ phê duyệt, Kiểm soát viên thông báo nội dung, địa điểm, thời gian và đối tượng kiểm tra với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và với đối tượng kiểm tra trước khi thực hiện;
- Kiểm tra đột xuất: khi có yêu cầu công việc cần kiểm tra đột xuất hoặc có đơn thư cần phải kiểm tra, xác minh, Kiểm soát viên quyết định về thời điểm và nội dung kiểm tra, đồng thời thông báo với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và báo cáo Bộ trước khi thực hiện.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Kiểm soát viên Tổng công ty Thủy sản Việt Nam kiểm tra giám sát bằng phương pháp gián tiếp và trực tiếp.
- Kiểm tra gián tiếp: thông qua các tài liệu, báo cáo và thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, kiểm soát viên kiểm tra, đối chiếu với các quy định của Nhà nước, Điều lệ và các Quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty để kiến nghị các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh;
- Kiểm tra trực tiếp: Kiểm soát viên trực tiếp làm việc với các bộ phận nghiệp vụ và các đơn vị thuộc Tổng công ty để giám sát tại chỗ việc chấp hành các quy định của Nhà nước, Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?