Kiểm soát viên thị trường có mã số ngạch công chức là gì? Kiểm soát viên thị trường lương cao nhất là bao nhiêu?
Kiểm soát viên thị trường có mã số ngạch công chức là gì?
Mã ngạch công chức của Kiểm soát viên thị trường được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BCT như sau:
Mã số ngạch công chức Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên cao cấp thị trường Mã số: 21.187
2. Kiểm soát viên chính thị trường Mã số: 21.188
3. Kiểm soát viên thị trường Mã số: 21.189
4. Kiểm soát viên trung cấp thị trường Mã số: 21.190
Như vậy, mã số ngạch công chức của Kiểm soát viên thị trường, mã số ngạch 21.189.
Kiểm soát viên thị trường lương cao nhất là bao nhiêu?
Xếp lương các ngạch công chức Quản lý thị trường quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2022/TT-BCT như sau:
Xếp lương các ngạch công chức Quản lý thị trường
1. Các ngạch công chức Quản lý thị trường quy định tại Thông tư này áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
a) Ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường (mã số 21,187) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Ngạch Kiểm soát viên chính thị trường (mã số 21.188) áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Ngạch Kiểm soát viên thị trường (mà số 21.189) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường (mã số 21.190) áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
2. Việc chuyển xếp lương từ ngạch công chức hiện giữ sang ngạch công chức Quản lý thị trường quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Căn cứ trên quy định ngạch Kiểm soát viên thị trường (mà số 21.189) áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Theo Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Hệ số lương | Công chức loại A1 | Mức lương từ ngày 01/7/2023 (Đơn vị tính: VND) |
Bậc 1 | 2,34 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2,67 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3,00 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3,66 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3,99 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4,32 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4,65 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 4,98 | 8.964.000 |
Như vậy, Kiểm soát viên thị trường có thể có mức lương cao nhất là 8.964.000 đồng.
Kiểm soát viên thị trường có mã số ngạch công chức là gì? Kiểm soát viên thị trường lương cao nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Kiểm soát viên thị trường thực hiện các nhiệm vụ như thế nào?
Kiểm soát viên thị trường thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BCT như sau:
Kiểm soát viên thị trường
1. Chức trách:
Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Quản lý thị trường, chịu trách nhiệm tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường; trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật và các biện pháp hành chính nhằm tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo việc tuân thủ theo pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường;
b) Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường; xây dựng các phương án, kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực được phân công;
c) Trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
d) Giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể trong hoạt động thực thi công vụ; kiến nghị với cấp có thẩm quyền các biện pháp hành chính để phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm;
đ) Thực hiện việc thiết lập, lưu giữ, chuyển giao hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường; bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo quy định;
e) Thống kê, tổng hợp tình hình, báo cáo kịp thời việc thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm theo quy định;
g) Trực tiếp thực thi công vụ và các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?