Kiểm soát an ninh nội bộ là gì? Thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo nguyên tắc nào?
Kiểm soát an ninh nội bộ là gì?
Kiểm soát an ninh nội bộ được giải thích theo khoản 22 Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Kiểm soát an ninh nội bộ là biện pháp an ninh phòng ngừa nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện để đối tượng khủng bố, tội phạm có thể lợi dụng, móc nối, lôi kéo nhân viên hàng không tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện hành vi khủng bố, phạm tội và các hành vi vi phạm khác.
Kiểm soát an ninh nội bộ là gì? Thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo Điều 81 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
- Kiểm soát an ninh nội bộ được thực hiện thông qua việc xây dựng, duy trì, thực hiện tiêu chuẩn vị trí việc làm; nội quy, kỷ luật của cơ quan, đơn vị và công tác phối hợp với cơ quan chức năng trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và thẩm tra xác minh nhân thân.
- Kiểm soát an ninh nội bộ phải được thực hiện trong tất cả quy trình tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, quản lý, giám sát, xử lý vi phạm, đánh giá, nhận xét, bổ nhiệm, điều động của mỗi cơ quan, đơn vị; phải kết hợp chặt chẽ công tác kiểm soát an ninh nội bộ với công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Khi tuyển dụng lao động, hồ sơ dự tuyển phải có phiếu lý lịch tư pháp hoặc ý kiến của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành pháp luật của người dự tuyển; cơ quan, đơn vị tuyển dụng tổ chức thẩm tra, xác minh lý lịch và nhân thân tại nơi cư trú và nơi họ đã làm việc trước khi quyết định tuyển dụng nếu cần.
Đơn vị quản lý, sử dụng lao động định kỳ hàng năm phải đánh giá người lao động về việc chấp hành nội quy, kỷ luật lao động, pháp luật nhà nước. Khi người lao động có biểu hiện bất thường về phẩm chất đạo đức, sinh hoạt, kinh tế, ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của cơ quan, đơn vị, phải xác minh làm rõ.
Cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát an ninh nội bộ có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát an ninh nội bộ Điều 82 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 44 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định như sau:
(1) Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát an ninh nội bộ đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng; tạm đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không có dấu hiệu vi phạm pháp luật, uy hiếp an ninh, an toàn hàng không hoặc theo yêu cầu của cơ quan an ninh có thẩm quyền; chỉ đạo các doanh nghiệp ngành hàng không dân dụng trong việc phối hợp với các cơ quan công an liên quan thực hiện công tác kiểm soát an ninh nội bộ.
(2) Doanh nghiệp quản lý, sử dụng nhân viên hàng không phải ban hành quy định về kiểm soát an ninh nội bộ bảo đảm đủ và đúng các nội dung sau:
- Xác minh và định kỳ hàng năm thực hiện đánh giá nhân thân đối với nhân viên hàng không theo quy định tại khoản 3 Điều 81 của Thông tư này và giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhân viên thuộc đơn vị mình;
- Nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị;
- Kiểm soát chặt chẽ việc đi lại, mang đồ vật ra, vào khu vực hạn chế, lên, xuống tàu bay; hoạt động thực hiện nhiệm vụ của nhân viên trong các khu vực hạn chế;
- Quy định người hoặc bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát an ninh nội bộ, lập hồ sơ quản lý nhân viên; phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, chính quyền địa phương để trao đổi, nắm bắt thông tin liên quan đến người lao động; kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm pháp luật và khắc phục thiếu sót;
- Xây dựng các tiêu chí để tuyển dụng, bố trí sắp xếp phù hợp đối với từng loại nhân viên hàng không; phối hợp với cơ quan an ninh có thẩm quyền để kiểm tra nhân thân đối với nhân viên hàng không là người nước ngoài.
(3) Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng người lao động vào và hoạt động trong khu vực hạn chế, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu người lao động do mình quản lý có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?