Kiểm sát viên có phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói hay không? Những ai phải tham gia việc nhận biết giọng nói?
Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên, theo đó Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;
- Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;
- Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;
- Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
- Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;
- Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
- Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa án;
- Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án;
- Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Kiểm sát viên có phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói không?
Kiểm sát viên có phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói hay không?
Theo điểm d khoản 1 Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên, theo đó Kiểm sát viên có nhiệm vụ trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 190 và khoản 1 Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định trước khi tiến hành nhận dạng, nhận biết giọng nói, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận dạng.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, khi thực hiện hoạt động nhận dạng, nhận biết giọng nói thì Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng, nhận biết giọng nói.
Những ai phải tham gia việc nhận biết giọng nói?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc nhận biết giọng nói cụ thể như sau:
“2. Những người sau đây phải tham gia việc nhận biết giọng nói:
a) Giám định viên về âm thanh;
b) Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;
c) Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm;
d) Người chứng kiến.”
Như vậy, những người sau đây là người phải tham gia vào việc nhận biết giọng nói:
- Giám định viên về âm thanh;
- Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;
- Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm;
- Người chứng kiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?