Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường cho thang máy được thực hiện trong trường hợp nào? Điều kiện để tiến hành kiểm định là gì?
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường cho thang máy được thực hiện trong trường hợp nào?
Tại Điều 4 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Quy trình này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong các tài liệu viện dẫn nêu trên và một số thuật ngữ, định nghĩa trong quy trình này được hiểu như sau:
1. Thang máy là thiết bị nâng phục vụ những tầng dừng xác định, có cabin với kích thước và kết cấu thích hợp để chở người và chở hàng, di chuyển theo các ray dẫn hướng thẳng đứng hoặc nghiêng không quá 15° so với phương thẳng đứng.
2. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thang máy lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
3. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
4. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
a) Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo quan trọng có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy. Các vấn đề sau được xem là sửa chữa quan trọng:
- Sửa chữa làm thay đổi so với thiết kế của nhà sản xuất liên quan đến:
+ Tốc độ định mức;
+ Tải trọng định mức;
+ Kích thước cabin;
+ Hành trình.
- Thay đổi hoặc thay thế:
+ Loại thiết bị khóa (việc thay thế một thiết bị khóa bằng một thiết bị cùng loại không được xem là sự thay đổi quan trọng);
+ Hệ thống điều khiển;
+ Cáp dẫn động thang máy;
+ Ray dẫn hướng;
+ Loại cửa (hoặc thêm một hay nhiều cửa cabin hoặc cửa tầng);
+ Máy dẫn động hoặc puli máy dẫn động;
+ Bộ khống chế vượt tốc;
+ Bộ giảm chấn;
+ Bộ hãm an toàn;
+ Thiết bị bảo vệ cabin di chuyển không định trước;
+ Thiết bị hãm;
+ Kích, Xi lanh - pittông;
+ Van giảm áp;
+ Van ngắt;
+ Van hạn áp/van một chiều;
+ Thiết bị cơ khí ngăn cabin di chuyển;
+ Thiết bị cơ khí làm dừng cabin;
+ Bệ làm việc;
+ Thiết bị cơ khí để chặn cabin hoặc các chốt chặn di động;
+ Các thiết bị cho hoạt động khẩn cấp và cứu hộ.
Lưu ý: Các hạng mục, thiết bị thay đổi hoặc thay thế phải có đặc tính, thông số kỹ thuật tương đương với thiết kế của nhà sản xuất thang máy.
b) Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định trên thì kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo quan trọng có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy.
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường cho thang máy được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Khi tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy phải đảm bảo những điều kiện gì?
Về điều kiện tiến hành thì tại Điều 6 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH có quy định:
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
(1) Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
(2) Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ;
(3) Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định;
(4) Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thang máy.
Có các thiết bị dụng cụ nào phục vụ cho việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH quy định các thiết bị dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
- Tốc độ kế (máy đo tốc độ);
- Thiết bị đo khoảng cách;
- Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
- Thiết bị đo nhiệt độ;
- Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
- Thiết bị đo điện trở cách điện;
- Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
- Thiết bị đo điện vạn năng;
- Ampe kìm;
- Máy thủy bình (nếu cần).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?