Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu gồm có các hoạt động gì? Các chính sách thương mại đối với khu phi thuế quan được quy định thế nào?
Khu phi thuế quan được hiểu thế nào? Khu phi thuế quan gồm những khu vực nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg có nêu:
- Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.
Dẫn đến khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC có nêu cụ thể:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Như vậy, khu phi thuế quan được hiểu là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.
Khu phi thuế quan bao gồm khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Khu phi thuế quan (Hình từ Internet)
Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu gồm có các hoạt động nào?
Tại Điều 4 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg quy định như sau:
Các hoạt động trong khu phi thuế quan
1. Trong khu phi thuế quan có các hoạt động:
a. Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;
b. Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.
2. Các hoạt động quy định tại khoản 1 điều này phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Như vậy, các hoạt động trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:
- Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;
- Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Quy chế này quy định các đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan (sau đây gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan) bao gồm:
- Thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Các chính sách thương mại đối với khu phi thuế quan được quy định thế nào?
Tại Chương II Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 100/2009/QĐ-TTg có nêu như sau:
Chương 2.
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI KHU PHI THUẾ QUAN
Điều 6. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa
1. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế và xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Doanh nghiệp khu phi thuế quan được mua văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp khu phi thuế quan được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với những loại hàng hóa này.
Điều 7. Vận chuyển hàng hóa
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển vào, ra khu phi thuế quan phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi
Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi tại khu phi thuế quan không bị hạn chế về số lượng và thời gian lưu giữ.
Điều 9. Xuất khẩu, nhập khẩu tại khu phi thuế quan
1. Đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan được xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa, trừ các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa hạn chế kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 10. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế quan
1. Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
2. Hàng hóa chỉ được kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu tại khu phi thuế quan có gắn với cảng biển.
Điều 11. Các hoạt động thương mại khác
Các hoạt động thương mại khác được thực hiện theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản pháp luật có liên quan.
Như vậy, các chính sách thương mại đối với khu phi thuế quan bao gồm:
1. Quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nội địa
2. Vận chuyển hàng hóa
3. Hàng hóa trưng bày, triển lãm, lưu kho, lưu bãi
4. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, quá cảnh tại khu phi thuế quan
5. Các hoạt động thương mại khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?