Khu dân cư có nguồn nước mặt đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng nước có thể xếp vào vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 4 hay không?
- Khu dân cư có nguồn nước mặt đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng nước có thể xếp vào vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 4 hay không?
- Các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất áp dụng trong vùng hạn chế 4 gồm những biện pháp gì?
- Các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất được áp dụng theo nguyên tắc nào?
Khu dân cư có nguồn nước mặt đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng nước có thể xếp vào vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 4 hay không?
Hiện nay, căn cứ Điều 4 Nghị định 167/2018/NĐ-CP, pháp luật quy định có những vùng hạn chế khai thác nước dưới đất (gọi tắt là vùng hạn chế) cụ thể như sau:
- Vùng hạn chế 1;
- Vùng hạn chế 2;
- Vùng hạn chế 3;
- Vùng hạn chế 4;
- Vùng hạn chế hỗn hợp.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều này cũng quy định như sau:
"Mỗi vùng hạn chế quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm một hoặc một số khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước và được quy định như sau:
a) Vùng hạn chế 1, bao gồm các khu vực quy định tại các điểm c, điểm d khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Vùng hạn chế 2, bao gồm các khu vực quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước được khoanh định theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
c) Vùng hạn chế 3, bao gồm các khu vực quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước, được khoanh định theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này;
d) Vùng hạn chế 4, bao gồm các khu vực quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước, được khoanh định theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
đ) Trường hợp có các khu vực hạn chế thuộc vùng hạn chế quy định tại điểm a, b, c và điểm d khoản này bị chồng lấn nhau thì phần diện tích chồng lấn được xếp vào Vùng hạn chế hỗn hợp."
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012:
"4. Hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực sau đây:
a) Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước;
..."
Như vậy, có thể thấy để có thể xếp vào vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 4, khu vực đó phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Bao gồm các khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước.
- Được khoanh định theo quy định tại Điều 9 Nghị định 167/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 9. Khoanh định và việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 4
1. Trên cơ sở kết quả khoanh định vùng hạn chế quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này, trường hợp khu dân cư, khu công nghiệp tập trung không thuộc Vùng hạn chế 3 mà cách sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa (sau đây gọi tắt là nguồn nước mặt) không vượt quá 1.000 m và nguồn nước mặt đó đáp ứng đủ các điều kiện sau đây, thì được khoanh định vào Vùng hạn chế 4:
a) Có chức năng cấp nước sinh hoạt hoặc được quy hoạch để cấp nước sinh hoạt;
b) Có chế độ dòng chảy ổn định, dòng chảy tối thiểu từ 10 m3/s trở lên đối với sông, suối, kênh, rạch hoặc tổng dung tích từ 10 triệu m3 trở lên đối với hồ chứa;
c) Có chất lượng nước đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột A1 trở lên.
2. Phạm vi khoanh định khu vực hạn chế bao gồm phạm vi của các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung hiện có hoặc đã được phê duyệt quy hoạch mà đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này."
Các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất áp dụng trong vùng hạn chế 4 gồm những biện pháp gì?
Các biện pháp hạn chế khai thác trong Vùng hạn chế 4 được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2018/NĐ-CP, gồm:
- Không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới có quy mô khai thác từ 10.000 m3/ngày trở lên, trừ trường hợp công trình khai thác để cấp nước cho các mục đích sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Nghị định này,
- Đối với các công trình không có giấy phép thì dừng hoạt động khai thác, được cấp giấy phép theo quy định và chỉ được khai thác khi được cấp giấy phép;
- Đối với công trình đã có giấy phép thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nếu đủ điều kiện được cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 4
Các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất được áp dụng theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 5 Nghị định 167/2018/NĐ-CP có quy định về cách áp dụng các hình thức, biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất như sau:
"Điều 5. Các hình thức, biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất
1. Việc áp dụng các hình thức hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 5 Điều 52 của Luật tài nguyên nước phải trên cơ sở phân loại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại Điều 4 của Nghị định này, hiện trạng khai thác, sử dụng nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thông qua việc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất cụ thể quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này.
2. Việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phải theo kế hoạch, lộ trình cụ thể trong phương án quy định tại Điều 13 của Nghị định này, trừ trường hợp sự cố, gây sụt, lún đất hoặc các tình huống khẩn cấp cần phải xử lý, trám lấp giếng để khắc phục sự cố.
3. Việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất mà có liên quan đến trám lấp giếng thì thực hiện theo quy định về xử lý, trám lấp giếng không sử dụng (sau đây gọi tắt là quy định về xử lý, trám lấp giếng); trường hợp liên quan đến cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi, cấp lại giấy phép tài nguyên nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước."
Như vậy, để có thể xếp vào vùng hạn chế khai thác nước dưới đất 4, khu vực cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện cụ thể nêu trên. Theo đó, các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất và cách thức áp dụng các biện pháp đó được pháp luật quy định cụ thể để những tổ chức, cá nhân có thể áp dụng thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?