Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì cơ sở sản xuất phân bón bị xử phạt thế nào?
- Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì cơ sở sản xuất phân bón bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền là bao lâu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không?
Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì cơ sở sản xuất phân bón bị xử phạt thế nào?
Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì cơ sở sản xuất phân bón bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 31/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 28/07/2023) như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất phân bón
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học;
b) Không thực hiện thu hồi hoặc không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không lưu mẫu sản phẩm của từng lô phân bón xuất xưởng theo quy định về thời gian bảo quản mẫu lưu;
d) Không lưu hồ sơ kết quả thử nghiệm theo quy định về thời gian của từng lô phân bón sản xuất đã xuất xưởng.
...
Theo khoản 3 Điều 5 Điều 21 Nghị định 31/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 28/07/2023) quy định mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Trước đây, trường hợp không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì cơ sở sản xuất phân bón bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 55/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 28/07/2023) quy định về hành vi vi phạm quy định về sản xuất phân bón như sau:
Hành vi vi phạm quy định về sản xuất phân bón
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phân bón không có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học;
b) Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 55/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 28/07/2023) quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì cơ sở sản xuất phân bón bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 3 Nghị định 31/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 28/07/2023) như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt là 01 năm. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm hành chính về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
2. Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.
3. Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền là 02 năm.
Trước đây, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 55/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 28/07/2023) như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón là 01 năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền là 02 năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không?
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 31/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 28/07/2023) như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Công an nhân dân, Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
...
Bên cạnh đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 Nghị định 31/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 28/07/2023) như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, n, o và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
...
Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 5 Điều 21 Nghị định 31/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 28/07/2023) quy định thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trước đây, vấn đề Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền không được giải đáp như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 55/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 28/07/2023) quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Những người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 12, 13, 14 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 55/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 28/07/2023) quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g, h, i khoản 3 Điều 4 Nghị định này,
...
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 55/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 28/07/2023) quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Do cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ thời hạn thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 30.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cơ sở này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?