Không thực hiện tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng chống HIV tại nơi làm việc bị xử phạt như thế nào?
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống HIV tại nơi làm việc?
- Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV tại nơi làm việc bao gồm các nội dung nào?
- Không tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV tại nơi làm việc bị xử phạt như thế nào?
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống HIV tại nơi làm việc?
Theo khoản 1 Điều 14 Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác phòng chống HIV tại nơi làm việc như sau:
Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
c) Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
d) Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, người sử dụng lao có trách nhiệm trong việc phòng chống HIV tại nơi làm việc thông qua tổ chức thực hiện các công việc, hoạt động sau:
- Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
- Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
Thực hiện tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng chống HIV (Hình từ Internet)
Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV tại nơi làm việc bao gồm các nội dung nào?
Theo Điều 10 Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định về nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS như sau:
Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS
1. Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV.
2. Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khoẻ, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS.
4. Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV.
5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
6. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
7. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
8. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
Như vậy, người sử dụng lao động phải thực hiện thông tin, tuyên truyền về phòng chống HIV phù hợp tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:
- Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV.
- Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khoẻ, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS.
- Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.
- Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
Không tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV tại nơi làm việc bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm bị xử phạt như sau:
Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Phạt tiền đối với hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo một trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động dưới 100 người;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 300 người;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 300 người đến dưới 500 người;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.
...
Như vậy, người sử dụng lao động ở trường hợp của bạn có hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt hành chính căn cứ vào số lượng người lao động ở doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động dưới 100 người;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 300 người;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 300 người đến dưới 500 người;
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới 1.000 người;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới 1.500 người;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới 2.500 người;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại gồm những đơn vị nào? Xe chở chất thải nguy hại có phải gắn thiết bị theo dõi không?
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?
- Đất khu vui chơi giải trí công cộng là đất gì? Có thu tiền sử dụng đất đối với đất khu vui chơi giải trí công cộng không nhằm mục đích kinh doanh?
- Giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh 2025 mới nhất? Phương tiện giao thông thông minh là gì?
- Chế phẩm sinh học dùng trong thú y là gì? Hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y mới dạng chế phẩm sinh học gồm những gì?