Không thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Không thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện kiểm toán nội bộ theo những nội dung nào?
Không thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về an toàn tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật;
b) Không báo cáo kịp thời về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán khi doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Không tuân thủ yêu cầu về việc khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện đúng phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bãi nhiệm chức vụ người quản trị, điều hành, chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP về phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
1. Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số bao gồm:
...
b) Phạt tiền;
Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, khoản 4 Điều 18, Điều 21, điểm b khoản 1 Điều 21a, Điều 22, khoản 3, khoản 4 Điều 24, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 25a, Điều 32a, Điều 34, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 36, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức.
Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm.
Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.
Theo quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Doanh nghiệp bảo hiểm (Hình từ Internet)
Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định không?
Theo khoản 3 Điều 33 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm như sau:
Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
...
3. Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động một phần nội dung, phạm vi trong Giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
...
Theo đó, Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và cao nhất là 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện kiểm toán nội bộ theo những nội dung nào?
Theo Điều 85 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về kiểm toán nội bộ như sau:
Kiểm toán nội bộ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc sử dụng bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài.
2. Định kỳ hằng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện kiểm toán nội bộ theo các nội dung sau đây:
a) Rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hoạt động kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro;
b) Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
c) Đưa ra kiến nghị sửa chữa, khắc phục sai sót, đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
3. Kết quả kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải được báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và gửi Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp.
Kết quả kiểm toán nội bộ của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải được báo cáo kịp thời cho doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài và gửi Giám đốc của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện kiểm toán nội bộ theo những nội dung sau:
+ Rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hoạt động kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro.
+ Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
+ Đưa ra kiến nghị sửa chữa, khắc phục sai sót, đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?