Không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm bị xử lý như thế nào?
- Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm có buộc phải lưu trữ thông tin về nguồn gốc sản phẩm hay không?
- Không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm của cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm hay không?
Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm có buộc phải lưu trữ thông tin về nguồn gốc sản phẩm hay không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm như sau:
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm
1. Thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, lưu trữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
2. Lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm của cơ sở trong thời gian tối thiểu là 12 (mười hai) tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm, 24 tháng kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không yêu cầu bắt buộc ghi hạn sử dụng.
...
Như vậy, theo quy định pháp luật cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm.
Không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 14 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:
Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ thông tin hoặc lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với cá nhân, tổ chức là từ 10.000.000 đồng tới 14.000.000 đồng.
Như vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng về hành vi không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm là đúng với quy định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm của cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm hay không?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.
...
Như vậy, trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?